Vẽ tĩnh vật là vẽ mẫu gồm các đồ vật, hoa, củ, quả. Mẫu vẽ được sắp đặt theo chủ định của người vẽ. Người vẽ sử dụng các ngôn ngữ tạo hình như đường nét, mảng hình, khối, đậm nhạt, màu sắc để biểu cảm thông qua các kỹ thuật, kỹ xảo và cảm xúc của mình, tác phẩm được thể hiện tinh thần của mẫu về hình khối, đậm nhạt của chì than hay màu sắc để đem lại cho người xem cảm nhận được vẽ đẹp của tác phẩm.
Tranh tĩnh vật của Cezanne
Tranh tĩnh vật đã được các họa sỹ phương tây làm đề tài nghiên cứu rất thành công, đặc biệt là từ thế kỷ XVII đến nay có rất nhiều tác phẩm tranh tĩnh vật đẹp với nhiều lối biểu đạt khác nhau của các họa phái cổ điển, hiện thực, biểu hiện với các tác giả như Cezanne, VanGogh, Gauguin, Picasso…
Tranh tĩnh vật thời phong kiến Trung Quốc là đề tài cho nhiều họa sĩ nghiên cứu thể nghiệm trên chất liệu lụa, giấy dó rất thành công.
Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, dòng tranh tĩnh vật gần như không phát triển, ngoại trừ tranh ngũ quả Đông Hồ. Mãi đến năm 1925 khi nghệ thuật hiện đại phương tây du nhập vào Việt Nam nghệ thuật vẽ tranh tĩnh vật mới phát triển. Tranh tĩnh vật được các họa sĩ Việt nam thể nghiệm trên nhiều chất liệu như bột màu, sơn dầu, lụa và đã trở thành một thể loại nghệ thuật tạo hình tham gia vào các cuộc trưng bày nghệ thuật nhóm tác giả, khu vực và triển lãm mĩ thuật toàn quốc. Đặc biệt trang tĩnh vật có giá trị trang trí mang tính thẩm mỹ cao trong không gian nội thất.
Vẽ tĩnh vật bằng chất liệu chì than là giai đoạn học vẽ ban đầu đối với tất cả học sinh luyện thi khối H và khối V học vẽ tĩnh vật, bởi vẽ vẽ tĩnh vật với mẫu là các khối, đồ vật, hoa củ quả nhằm giúp người học có kiến thức và kỹ năng, kỹ thuật thể hiện đối tượng trên giấy vẽ khoa học và mang tính thẩm mĩ cao.
Tranh tĩnh vật do học sinh vẽ
Các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích về hình, về đậm nhạt được người vẽ thể hiện thông qua các yếu tố tạo hình như: đường nét, mảng hình, khối, sáng - tối. Chương trình nghiêm cứu từ khối cơ bản đến các khối biến thể, đồ vật kết hợp hoa quả sẽ tạo nền tảng người học tiếp tục nghiên cứu ở các bài hình họa cao hơn như vẽ chân dung, vẽ mẫu người.
Có nhiều trường bài thi vẽ hình họa là tĩnh vật như: Khối H trường Đại học Mở Hà Nội, Đại học Duy Tân Đà Nẵng; Khối V Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Duy Tân ĐN, Đại học Phương Đông Hà Nội…
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống,
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo,...
Nghệ thuật điêu khắc là một loại hình của mỹ thuật - là nghệ thuật 3 chiều, ngôn ngữ là khối, người xem có thể tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, cảm nhận được tác phẩm
Nghệ thuật tạo hình là hoạt động của con người nhằm phản ánh, sáng tạo, hiện thực xã hội theo qui luật cái đẹp - Thể hiện triết lý nhân sinh và lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ
Luật xa gần trong tạo hình là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian lên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ...
Vẽ hình họa là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng 2 chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường,.. sử dụng các phương pháp khoa học về đo tỷ lệ, về diễn hình khối, xa gần
Để có một bài vẽ hình họa đạt hiệu quả cao, người vẽ cần hiểu rõ “ Công cụ quyết định đến năng xuất và chất lượng…”, vậy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là chuẩn bị đồ dùng tốt.
Các hình khối cơ bản khi thể hiện trên mặt phẳng 2 chiều với thủ pháp vận dụng luật thấu thị sẽ đem lại cho người xem cảm nhận được không gian 3 chiều như ta nhìn đồ vật thật.
Hình họa là môn học cơ bản. Vẽ hình họa là mô tả lại đối tượng thực khách quan mà mắt ta quan sát được bằng đường đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt, màu sắc.