Nghệ thuật tạo hình là hoạt động của con người nhằm phản ánh, sáng tạo, hiện thực xã hội theo qui luật cái đẹp - Thể hiện triết lý nhân sinh và lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ để thoả mãn nhu cầu cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật là một sản phẩm đặc biệt do nghệ sĩ sáng tạo ra.
Có 7 loại hình nghệ thuật tạo hình : Hội hoạ - Điêu khắc - Kiến trúc – Âm nhạc – văn học – sân khấu - điện ảnh.
Tranh yên mã
Đây là một trong những loại hình nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Tạo hình nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người. Chiếm lĩnh không gian, cái đẹp trong kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối; đường nét; các tỷ lệ; nhịp điệu và kiểu dáng cao.
Đặc điểm của kiến trúc còn thể hiện qua vùng miền, khu vực và những điều kiện lịch sử, thiên nhiên, tôn giáo khác nhau. Từ thời Cổ đại đến này có rất nhiều thể laoij kiến trúc mang phong cách và kiểu thức khác nhau như: kiến trúc châu Âu khác với kiến trúc châu Á; kiến trúc Thiên chúa giáo; Hồi giáo; Phật giáo cũng khác nhau.
Nghệ thuật tạo hình điêu khắc là nghệ thuật phối các mảng, khối, nét trong không gian ba chiều để tao nên hình thể - thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như các phương tiện của đời sống.
Điêu khắc có 2 thể loại: Tượng tròn (không gian 3 chiều) và phù điêu (chạm nổi không gian 2,5).
Trong tượng tròn có: tượng đài; tượng trang trí (do đặt nơi công cộng ngoài trời hay trong nội thất). Phù điêu như: chạm nổi; khắc chìm trên mặt phẳng. Chất liệu có ý nghĩa rất quan trọng với ngôn ngữ điêu khắc và nó luôn thề hiện ở chất liệu gỗ; đá; bê tông, thạch cao; kim loại…
Thủ pháp nghệ thuật tạo hình kiến trúc không thể thiếu hôi họa. Đó là nghệ thuật không gian mặt phẳng, không gian ba chiều trên mặt phẳng. Ngôn ngữ của hội họa là đường nét, hình mảng, màu sắc, sáng tối, được bố cục trong không gian hai chiều, hội họa còn được tôn vinh “là bà chúa của màu sắc”
Tuy chỉ ghi được một khoảnh của hành động; song nó vẫn có khả năng thể hiện được ý nghĩa của cử chỉ; động tác của đối tượng và nó cũng thể hiện được hình khối của đối tượng dưới những hình thức cụ thể khác nhau.
Hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú, tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng và sự kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét cùng với các thủ pháp tạo xa gần tạo ra cảm giác không gian ba chiều. Khả năng tạo hình của hội có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. Về thể loại hội họa có tranh giá vẽ, bích họa, tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh cổ động, tranh lịch sử, tranh truyện vv…
Là nghệ thuật thính giác chuyên sử dụng âm thanh, cụ thể là nó sử dụng cơ cấu giai điệu, âm điệu, nhịp điệu, âm sắc, cường độ,vv....được phát ra từ giọng nói con người, gắn liền với ngôn ngữ và lệ thuộc một mức độ quan trọng vào ngôn, hoặc phát ra từ những công cụ nhân tạo đặc thù (gọi là nhạc cụ) nhạc cụ thực chất phù hợp rất nhiều với những quy luật âm thanh thuộc giọng con người
Sức biểu hiện của âm nhạc là sức chở nội dung cảm xúc, tình cảm, hình tượng mang tính thẩm mỹ cao của các âm thanh, có ý nghĩa nhân văn được chia làm các loại: ca kịch, nhạc kịch, thanh nhạc, khí nhạc vv...
Trong tất cả các loại hình nghệ thuật tạo hình đều có sự tham gia của văn học, sự tham gia nhiều nhất là kịch bản cho sân khấu; điện ảnh; phần lời cho âm nhạc; vũ điệu; lời bình cho cho việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật khác.
Ngôn ngữ văn học là ngôn từ, làm phương tiện xây dựng hình tượng để phản ánh cuộc sống. Với lợi thế của ngôn từ, văn học có thể đề cập tới mọi phương diện của đời sống hiện thực, có khả năng phản ánh linh hoạt, nhanh nhạy và đầy đủ, chính xác đến mọi góc cạnh tính cách của nhân vật hoặc của cuộc sống xã hội. Là loại hình nghệ thuật có khả năng tạo hình và có khả năng biểu hiện đa dạng, nó không những có thể mô tả con người với những hành động cụ thể trong khoảnh khắc và cả quá trình, mà còn có thể nói rõ và đầy đủ những tư tưởng, tình cảm của con người một cách sâu sắc.
Văn học có khả năng phản ánh cả hiện thực thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong con người một cách đầy đủ và chính xác. Nghệ thuật văn học thường kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác để có thể tăng thêm sức mạnh tiềm ẩn của nó. Ví như thơ được đọc; ngâm trên nền nhạc đệm; tiểu thuyết có tranh minh họa.
Cơ sở nghệ thuật tạo hình kiến trúc không thể thiếu nghệ thuật sân khấu. Sân khấu là loại hình nghệ thuật tái hiện các cảnh của cuộc đời, các tính cách, các số phận con người đang hành động trong hành lang của một cốt truyện đầy xunng đột, với một bối cảnh thẩm mỹ nghiêm ngặt của không gian sân khấu thông qua diễn xuất của diễn viên. Ngôn ngữ đặc trưng là hành động (hành động hình thể; hành động tâm lý; hành động ngôn ngữ). Ngoài ngôn ngữ đặc trưng thì âm thanh, ánh sáng, trang trí, đạo cụ là những thứ đóng góp cho sự thành công của vỡ diễn.
Kịch bản là nội dung của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm. Diễn viên là người biểu diễn thể hiện các ngôn ngữ làm sáng tỏ nội dung kịch bản. Trong sân khấu gồm các thể loại như: kịch nói; kịch hát; kịch rối; kịch truyền hình; truyền thanh; kịch câm…
Là nghệ thuật tổng hợp, nó thu hút tất cả các nghệ thuật khác, biến chúng thành phương tiện biểu hiện, rồi kết hợp chặt chẽ với các kỹ thuật (Phương tiện mang tính công nghệ) nhằm tái hiện cảm giác về các hình nổi trong không gian ba chiều đang diễn ra một cách đầy cảm xúc, đầy biểu tượng một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo ra biến cố, tạo ra tính cách và số phận con người. Tất cả các kỹ thật + hình tượng thị giác nổi và chuyển động (24 hình/giây) = điện ảnh
Các loại hình NT này có 2 tính chất cơ bản:
- Tính tạo hình trực tiếp và tính tạo hình gián tiếp (tính tạo hình gián tiếp còn gọi là NT biểu hiện)
- Âm nhạc - múa là NT biểu hiện. kịch, điện ảnh, kiến trúc là NT vừa mang tính tạo hình và tính biểu hiện.
- Hội hoạ - Điêu khắc là NT mang tính tạo hình gián tiếp. Là loại hình NT mang tính tạo hình bằng thị giác người ta có thể cảm nhận trực tiếp đối tượng được miêu tả 2 loại hình nghệ thuật này chủ yếu dùng phương tiện tạo hình nhưđường nét, hình khối, màu sắc, sáng tối để phản ánh cái đẹp trong hiện thực khách quan.
Hội hoạ là ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật không gian đồng thời là nghệ thuật thị giác: Hội hoạ là nghệ thuật không gian vì tự thân mỗi bức tranh đều biểu thị một ý niệm không gian với những liên tưởng rõ riệt hay mơ hồ hình nổi, chiều sâu, thể chất, ánh sáng, khảng cách, sự động tĩnh vv. Gọi là nghệ thuật thị giác vì nó đi vào tâm hồn tình cảm người xem qua con đường thị giác. Ngôn ngữ của hội hoạ là đường nét, hình mảng, màu sắc, sáng tối, bố cục. Ngôn ngữ của hội hoạ tạo nên hình khối (ảo) và không gian 3 chiều trên mặt phẳng.
Ngôn ngữ tạo hình được sử dụng như 1 kết cấu tạo hình để tạo ra tác phẩm. Gồm có những thể loại sau:
Ngôn ngữ đặc trưng của NT đồ họa hội họa là đường nét, chấm mảng làm phương tiện chủ yếu để diễn tả và xây dựng các hình tượng trong tranh
NT Đồ họa có rất nhiều chất liệu như: Khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, in lưới, in đá. Tranh đồ họa có thể sử dụng một màu hoặc nhiều màu
TP tiêu biểu:
Ngôn ngữ của NT điêu khắc là khối – mảng – nét để tạo nên hình thực thể trong không gian trực tiếp (3 chiều hoặc 2 chiều rưỡi). TP điêu khắc được đặt vào 1 không gian cụ thể thì không gian cụ thể đó chính là chiều không gian thứ 4, ảnh hưởng trực tiếp tới việc qui định nội dung hình thức tác phẩm điêu khắc. Điêu khắc được chia ra: Tượng tròn và phù điêu.
Những tác phẩm tiêu biểu :
Mối quan hệ của nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác : Nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khá mật thiết với các nghành nghệ thuật khác, vào thế kỷ 16- 17 hội họa lấy cảm hứng từ thi ca để làm đề tài sáng tác của mình, vài thời ấy văn học được coi là chị cả, và ânm nhạc cũng vậy , diễn tả cuộc sống bằng âm thanh thay cho bằng diễn đạt bằng ngôn từ. Từ mối quan hệ với điện ảnh mà tạo ra các thước phim hoạt hình..
Đặc điểm của nghệ thuật hội họa nghệ thuật của màu sắc, đường nét sáng tối, được bố cục trong không gian hai chiều, hội họa còn được tôn vinh “là bà chúa” của cái đẹp màu sắc, quả thực chưa nghệ thuật nào đòi hỏi quyền so sánh với hội họa trong lĩnh vực biẻu hiện sự phong phú của cuộc sống qua màu sắc. Hội họa dùng các phương pháp phối màu, tạo hòa điệu hoặc đối chọi sáng tối, tạo nhịp điệu của đường nét và hình thái tĩnh hoặc động để tạo nên sức mạnh biểu cảm
- Hội họa là nghệ thuật phát triển khả năng thưởng ngoạn tối đa của thị giác trực tiếp và cảm quan cụ thể đối với nhân vạt và hiện tượng tái hiện trong tranh
- Hội họa chia ra thành: Hội họa hoành tráng và hội họa giá vẽ
Nghệ thuật đồ họa mà đặc điểm chủ yếu là dùng các mảng phẳng, nét và có thể in được nhiều bản, tuy nhiên củng có loại đồ họa độc bản như tranh in kính. Tranh khắc gỗ dân gian, khắc gỗ hiện đại, tranh khắc đồng, kẽm, thạch cao, tranh cô động vv…
Gồm có những thể loại sau:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Chỉnh (2008), Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2. Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
3. Đinh Ninh (2004), Lịch sử hội họa phương Tây, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Trân, (2004), Thể loại hội họa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống,
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo,...