Luật xa gần trong tạo hình còn gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian lên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ, màu sắc vv...nhằm giả thích và trình bày diến biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt ta nhìn.
Là khoa học giải thích trình bày diễn biến của vật thể về hình thể, đường nét từ gần đến xa khi người ta nhìn tự nhiên từ 1 điểm cố định – LXG giải quyết mọi tương quan về hình thể đường nét của những vật thể ở những vị trí xa gần khác nhau trong không gian.
Luật xa gần có sự tham gia đóng góp của các họa sĩ thời phục hưng, trong đó có Leonadevinhci, và sau đó có sự đóng góp cửa các nghành khoa học khác.
Luật gần xa trong tạo hình
Phương pháp biểu hiện không gian trong tranh theo lý thuyết của nghệ thuật thị giác cho rằng: điểm chiếm vị trí không gian, đường nối vị trí các điểm nũng chiếm không gian đây là loại không gian một chiều. Mặt phẳng do đường ngang và đường dọc tạo nên là không gian 2 chiều. Mặt chiều sâu vuông góc với mặt phẳng ngang cấu thành thể khối gọi là không gian 3 chiều.
Có ba phép chiếu thông dụng đó là:
Trong đó phép chiếu xuyên tâm được dùng làm cơ sở cho luật xa gần trong tạo hình
Là phép chiếu trong đó các tia chiếu đều đI qua một điểm đã chọn gọi là tâm chiếu. Hình chiếu của một vật thể lên một mặt phẳng có thể lớn hơn vật (phép duỗi) có thể nhỏ hơn vật (phép co), nói chung đều biến dạng,
Đây là phương pháp không thể thiếu khi vận dụng luật xa gần vào tạo hình.
Nhìn theo phương pháp là phép chiếu xuyên tâm mà tâm chiếu là mắt, vì vậy ta hiểu rằng mắt là tâm chiếu, cũng là xuất phát của các tia chiếu, hay tia nhìn và điểm xuất phát của các tia nhìn khi ta quan sát gọi là điểm nhìn.
Vị trí của điểm nhìn tùy thuộc vào vị trí đứng, chỗ đứng của ngươì vẽ ta nên chọn chỗ đứng phù hợp nhất thuận tiện cho việc cắt cảnh và xắp xếp bố cục.
Là đường thẳng xuất phát từ mắt tới bất kỳ một điểm nào trong phạm vi trường nhìn của mắt. Như vậy có vô số tia nhìn tạo thành một chùm tia mà điểm xuất phát là mắt. Ta dùng những tia đó để xác định hình dáng của các vật thể.
Tia nhìn chính: Là tia nằm trên trục của nhãn cầu vuông góc với mặt phẳng đối diện ở trước mắt, trong vô số tia nhìn chỉ có một tia nhìn chính. Khi ta quan sát sự vật ta nhìn bằng hai mắt, đúng ra phải hai tia chính nhưng trong luật xa gần chỉ dùng một điểm chính.
Khi nhìn vào vật thể tia giới hạn, kích thức lớn nhất của mỗi vật sẽ tạo thành một góc nhọn là góc nhìn sự vật, nó bao trùm lấy phạm vi của cả nhóm hoặc khung cảnh đó. Khi bạn hiểu được luật xa gần khi vẽ tranh thì sẽ giúp bức tranh của bạn có chiều sâu hơn.
Góc nhìn sẽ thay đổi tùy theo độ lớn của đối tượng đó, góc nhìn gần thì lớn, nhìn xa thì nhỏ hơn vì vậy theo kinh nghiệm cho ta thấy cần chọn một góc nhìn thỏa đáng là cách một lần rưỡi độ lớn của nó. Khi ấy góc nhìn sẽ là 37º, đối với cảnh vật thì tinh thần đó không có gì khác.
Là tên đặt cho tấm kính tưởng tượng trước mắt ta, qua đó ta nhìn thấy cảnh vật. Mặt tranh vốn không có nhưng ta hình dung trước mắt ta là màn ảnh cực rộng, nếu tấm kính kia có thật thì ta có thể vẽ lên ấy hình dạng các vật thể bên kia và sẽ có những hình tương ứng. Hình dung như vậy là ta đã có phép chiếu xuên tâm, trong đó mắt là tâm chiếu.
Như vậy mặt tranh là hình phối cảnh là kết quả của sự biến dạng và thay đổi tỉ lệ của hình ảnh các vật thể thông qua mặt tranh.
Cách xác định luật xa gần trong tạo hình không thể thiếu bước ngắm đường chân trời. Khi ngắm biển trước mắt ta có một đường nằm ngang ngăn cách giữa trời và nước, khi ngắm cánh đồng rộng lớn cũng có đường nằm ngang tương tự. Đường nằm ngang đó song song với mặt đất. Vị trí của đường nằm ngang đó cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí của người nhìn.
Cách xác định đường chân trời: Muốn tìm vị trí đường chân trời ta dùng một tấm bìa cứng đặt ngang tầm mắt. điều chỉnh khi hai cạnh của tấm bìa chập lại làm một, cắt cảnh vật ở đâu thì đó là vị trí của đường chân trời.
Khi tìm đường chân trời phải luôn luôn đứng thẳng mới xác địng được đường chân trời tự nhiên.
Là điểm nhìn nằm trên đường tầm mắt. Tia nhìn từ mắt đến điểm nhìn này vuông góc với đường tầm mắt. Muốn nhìn bao quát được sự vật phải đứng cách xa vật đó là khoảng cách gấp từ 2,5 đến 3 lần chiều lớn nhất của vật thể. Ảnh hưởng của ánh sáng lên vật thể trong phối cảnh đường nét.
Tất cả những vật thể dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn đều chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Tạo nên hai thứ bóng:
Khi vẽ phong cảnh, ta thường vận dụng luật xa gần vào tạo hình. Ta sẽ thấy có bóng nước, bóng nước phản ánh hình dáng đảo ngược của vật thể, nhưng cũng tuân theo luật phối cảnh.Vẽ bóng nước cột AB đứng sát mặt nước, trong trường hợp này, mặt đất và mặt nước ngang nhau. cột AB có điểm chân là B, điểm chân trên mặt đất đồng thời là điểm chân trên mặt nước. Bóng nước trong trường hợp này là B’A’=AB’.Vẽ phối cảnh bóng nước có cột AB đặt trên một thềm gạch có bậc thang đi xuống. Tất cả những cạnh song song đều gặp nhau ở điểm P, cách tìm bóng nước vẫn theo công thức B’A’=AB’ ta tiếp tục vẽ bóng nước của căn nhà, cột điện và cây theo phương pháp trên.
Cần chú ý những điểm như sau:
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống,
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo,...