Khi nói đến yếu tố chủ đạo trong một bức tranh nào đó, ta không thể bỏ qua mối liên hệ máu thịt giữa tác phẩm và tác giả. Người ta nói “Văn tức là người”, tác phẩm hội hoạ cũng mang theo tinh thần của con người hoạ sỹ. Tinh thần đó là gì? Đó là giá trị đặc trưng, tạo dấu ấn riêng của một bức tranh. Giá trị đặc trưng, hay dấu ấn riêng đó chính là yếu tố tạo hình mà hoạ sĩ lựa chọn chính trong diễn đạt và biểu cảm.
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo, mà tác giả có sở trường, nhưng phải đảm bảo tính tổng thể trong tác phẩm, sự cân đối, hài hoà giữa các yếu tố tạo hình đó. Hiệu quả của một tác phẩm là sự kết hợp tổng hoà các yếu tố như: Đường nét, hình mảng, màu sắc, không gian, ánh sáng, chất cảm, nội dung, ý tưởng, cá tính phong cách trong sáng tác.
Nhưng yếu tố nào tác giả chọn làm chủ đạo trong quá trình sáng tác tác phẩm, thì cần nhấn mạnh, nổi trội. Ví dụ như khi nghiên cứu nghệ thuật hội hoạ, chúng ta thường thấy những sự khác nhau của các tác phẩm ở các bình diện:
Xét cho cùng yếu tố chủ đạo trong tranh chính là biểu hiện cái thần thái, cái chủ quan thẩm mỹ khác nhau, liên quan đến khả năng, sở trường nghệ thuật của mỗi tác giả. Từ quan niệm về cái đẹp mang tính chủ quan của mỗi hoạ sĩ, mà họ lựa chọn yếu tố chủ đạo thiên về hình khối hay màu sắc, hay thiên tả thực hay trang trí, biểu hiện. Đó là sự khác nhau của hoạ sỹ này với hoạ sĩ kia; hoạ sĩ thời này với thời khác; thậm chí là sự khác nhau giữa các hoạ sỹ cùng một thời đại.
Cảm xúc của chúng ta khi xem tranh dân gian Việt Nam, bao giờ cũng là sự liên tưởng tới những ấn tượng của đời sống đương thời được chắt lọc, đôi lúc cô đọng và “biểu tượng” hoá như: Tranh “Đám cưới chuột”, tranh “Đại Cát”, tranh “Hứng dừa”.
Khi chúng ta xem tranh của các tác giả như VanGogh, Cézanne, Chagall, nghệ thuật ấn tượng cho ta một cảm xúc tràn ngập về nắng, gió và không khí với cách biểu đạt màu sắc nhiều lúc tả màu sốp như bông, hoặc tách bạch ra như những giọt nắng, tựa như những ánh sắc mầu ban mai chiếu xuống mặt sóng lăn tăn.
Tranh phong cảnh của VanGogh
Ngược lại khi xem tranh của thời Phục Hưng lại cho ta một thế giới hiện thực được thi vị hoá nhờ tài nghệ của hoạ sỹ. Tính chủ đạo trong tranh còn là một phạm trù nghệ thuật học khi chúng ta nghiên cứu tác giả, tác phẩm trên bình diện cấu trúc. Ví như sự cấu trúc của tổ hợp nét, hình trong tranh khắc gỗ Hàng Trống, Đông Hồ Việt Nam, tranh khắc Nhật Bản, hay tổ hợp về hòa sắc trong tranh trừu tượng của Pollock, như một giai điệu âm nhạc; tất cả các yếu tố tạo hình đó mang sắc thái, mức độ khác nhau, đã tạo nên những ấn tượng về phong cách riêng, đó chính là sự khác nhau khi hoạ sĩ nhấn đậm yếu tố chủ đạo trong mỗi tác phẩm.
Trong nghệ thuật âm nhạc, khi chúng ta cũng dễ dàng nhận ra Tính chủ đạo của mỗi tác phẩm, khi xem xét đặc trưng về giai điệu, cấu trúc hoà âm, thang âm của mỗi tác phẩm. Sự khác nhau của âm nhạc dân gian mỗi nước, hay nhạc phẩm của mỗi tác giả, là do cá tính sáng tạo khác nhau của tác phẩm. Những nét đặc trưng của yếu tố âm nhạc có liên quan đến sở trường của mỗi nhạc sỹ, thiên hướng của họ, thẩm mỹ nghệ thuật của họ, đôi khi đó là các gợi ý của các giai điệu, hoà âm trong vốn tư liệu âm nhạc truyền thống của dân tộc họ tạo nên tính chủ đạo trong tác phẩm.
Khái niệm chủ đạo trong tranh còn liên quan đến tính chất tâm sinh lý học nghệ thuật, từ tính chất truyền thống của đời sống con người, ví như thói quen về một thị hiếu, như sự thăng bằng, sự đối lập, sự vững chãi, sự chông chênh. Khi các yếu tố có tính sở trường của một hoạ sỹ là sự kết hợp giữa năng lực chuyên môn sở trường, như một “thị hiếu” của mỗi người. Xem tranh của các tác giả có “tên tuổi”, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra yếu tố chủ đạo trong sáng tác của họ là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn của các yếu tố tạo hình, trong đó nổi bật lên yếu tố chủ đạo chính.
Trong tác phẩm “Luật xa gần” của Giáo sư Phạm Công Thành (Trường Đại Học Mỹ thuật Hà Nội), có nhiều đoạn bình giải về thói quen và sự ưa nhìn của con người. Chính yêú tố chủ đạo trong tranh cũng xuất phát từ nhu cầu thị hiếu về sự tập trung, sự cân bằng .
Tóm lại: Yếu tố chủ đạo trong tranh có liên quan đến các yếu tố của nghệ thuật tạo hình trên các bình diện: hình, nét, không gian, ánh sáng, màu sắc. Yếu tố chủ đạo trong tranh còn phản ánh về các quan hệ của nó về chất, về lượng và cả yếu tố thẩm mỹ... Yếu tố chủ đạo trong tranh chính là kết quả nổi trội của sự kết hợp một cách hài hoà của năng lực kỹ thuật trong diễn tả và năng lực cá tính thẩm mỹ của mỗi tác giả, làm cho tác phẩm hội hoạ có thần thái, có sức hấp dẫn rung động ngưòi xem.
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống,
Nghệ thuật điêu khắc là một loại hình của mỹ thuật - là nghệ thuật 3 chiều, ngôn ngữ là khối, người xem có thể tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, cảm nhận được tác phẩm