Các yếu tố tạo hình trong tranh bao gồm : Không gian, ánh sáng trong tranh; Hình, khối, đường nét; Màu sắc trong tranh
Không gian trong một bức tranh bao giờ cũng là môi trường tồn tại của chính nó. Không gian trong tranh là yếu tố kết thành từ các giá trị của mảng khối, đường nét, đậm nhạ và màu sắc. Từ thời tiền sử mà loài người khắc hình trên hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha), hang Lat-sco (Miền đông nước Pháp), thì không gian chỉ là sự giản cách của các con vật được khắc nét cạnh nhau. Đến thời trung cổ thì không gian được tạo ra ở tranh vẽ trên các cửa kính nhà thờ Gôtích là những mảng màu được ánh sáng chiếu vào cường điệu lên như quang cảnh của Thiên đường. Thời Phục Hưng các hoạ sĩ tạo ra không gian chủ yếu bằng sự mô phỏng chủ quan hiện thực. Chỉ đến chủ nghĩa Ấn tượng thì không gian được các hoạ sĩ sáng tạo chân thực cả chiều sâu và sự linh diệu của nắng gió, ánh sáng thực tiễn.
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệvề cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống, hy vọng bày tỏ quan điểm, cảm xúc, ý chí cá nhân đối với xã hội đương thời đầy mâu thuẫn và hỗn độn. Nhưng hầu hết tranh của các tác giả trừu tượng lại khác hẳn về cách thức trình diễn không gian truyền thống. Quan niệm về không gian của họ đã đi theo một chiều hướng mới. Họ thường sáng tác trong một tinh thần “hưng phấn không kiểm soát”, những trạng thái thăng hoa nhất thời của họ đã cho họ nhập “thiền” với những sự tinh khiết của những hoà hợp màu sắc như hoạ phẩm của Kangdinsky, Paul-Klee hay Pollok, không gian của họ không còn được bận tâm nữa mà là một vũ trụ hỗn mang.
Ánh sáng và không gian là nghệ thuật biểu hiện trên mặt phẳng, các tác phẩm hội hoạ dù vẽ theo trường phái nào thì cũng biểu hiện không gian dưới các góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống của hội hoạ Phương Đông là khi có hình vẽ trên mặt phẳng là đã thể hiện sự tồn tại của vật thể trong không gian.
Ngày sinh nhật Tranh của Chagall
Hình, khối, đường nét vốn được xem như một bộ khung tạo ra kết cấu của tác phẩm hội -hoạ kinh điển. Xuất phát từ đặc điểm khởi nguồn của nghệ thuật hội hoạ, từ một khát vọng thấm đậm các giá trị hiện thực. Mặt khác do hạn chế về màu sắc khi khoa học hoá chất chưa phát triển, nhiều ngàn năm từ Tiền sử đến thời Trung cổ, hội hoạ gần như chỉ giới hạn trong các màu của đất, đá, cây cỏ, nên hình nét rất được quan tâm. Nhưng do khoa học về giải phẫu người, hay khoa học về sự nhìn còn giới hạn, nên người ta khi vẽ cái họ nhìn thấy hay vẽ cái họ nhận thức được, đa số đều pha đậm tính chủ quan có tính tôn giáo hay triết lý dân gian đương thời (kể cả tranh dân gian Việt Nam).
Thời Phục Hưng, nghệ thuật tạo hình trong văn học phát triển mạnh. Khi khoa học về giải phẫu và luật xa gần ra đời, do những phát kiến của khoa học tự nhiên phát triển, thì hình nét được các hoạ sỹ khai thác triệt để với ý thức và hoài bão lãng mạn miêu tả sinh động cái điển hình của đối tượng thẩm mĩ. Đỉnh cao của thời kỳ Lãng mạn về hình nét đã đạt đến sự hoàn mĩ, cô đọng như tranh “cái chết của Marat – 1793” của David, tranh “Nguồn suối - 1856” của Ingres. Hoạ sĩ thời kỳ Ấn tượng không chú trọng nhiều đến hình nét mà chú trọng đến tả màu sắc linh diệu thay đổi theo thời gian trước ánh sáng tự nhiên. Xa hơn nữa chủ nghĩa Trừu tượng không còn xem hình khối bị câu nệ trong sáng tác của họ, tâm hồn họ được giải phóng khỏi sự lệ thuộc của hình vẽ, họ phóng túng tâm hồn, khi thao tác bôi màu, theo một cảm xúc đặc biệt, mong biểu hiện một tinh thần nào đó, ví như “một hoà sắc diệu kỳ, ra đời trong một thời khắc hưng phấn đặc biệt, như một bản hoà âm do Chúa giáng thế ban tặng”.
Các yếu tố tạo hình trong mỹ thuật trong các tác phẩm hiện đại này người ta thấy như trường hợp tranh của PaulKlee, Kandinsky, Mondrian, các yếu tố chủ đạo trong các tác phẩm là yếu tố của các giai điệu, yếu tố của chuyển động xung quanh một trục thăng bằng nào đó, phải chăng yếu tố trọng tâm của loại tranh này không còn tĩnh như yếu tố trọng tâm trong tranh Phục Hưng, tranh Cổ Điển, tranh Dân gian.
Nhiều hoạ sĩ sử dụng đường nét làm yếu tố chủ đạo trong tranh, vậy đường nét là thủ pháp biểu hiện rất đa năng của hội hoạ, thị giác của con người đã kết hợp được cảm quan hình thức của đường nét với tính năng của sự vật, tạo nên muôn vàn sự liên tưởng. Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn thể hiện ý tưởng vô hình, vì vậy nó trở thành một trong những hình thức cơ bản của hội hoạ. Công năng cơ bản nhất của đường nét là bao ngoài và xác định giới hạn của hình, đường bao càng tăng tính ngưng tụ của hình và cũng cố sự hiển hiện của hình. Trong nhiều thể loại và chất liệu tranh các hoạ sĩ đã sử dụng đường nét một cách qui ước nhằm biểu đạt hiện tượng vật lý mà cảm quan thị giác không nhận biết được như: mùi vị, nóng lạnh, âm thanh.vv...
Các hoạ sĩ Phương Đông cũng rất coi trọng việc biểu cảm bằng nét trong tranh, hoạ sĩ Trung Quốc đề cao sức tuyền cảm của nét. Tranh khắc gỗ Nhật Bản thể hiện khả năng sử dụng hình và nét tài tình, sự cường điệu của hình thông qua nét tạo nên nét độc đáo, thể hiện tính cách nhân vật rõ ràng.
Nguồn suối - Tranh của Ingres
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về màu sắc cho rằng: bản thân của mọi vật đều có màu sắc, nó tồn tại khách quan và chỉ cần ánh sáng tác động vào thì nó lộ rõ bản chất về màu sắc. Mỗi vật chất hấp thụ ánh sáng khác nhau, tuỳ theo tính chất của vật chất ấy mà chúng hấp thụ ánh sáng nhiều hay ít, khi hấp thụ ánh sáng chúng chỉ nhận những màu mà chúng có và trả lại các màu chúng không có, đối với màu đen thì hấp thụ hoàn toàn và màu trắng thì trả lại hoàn toàn.
Con người dễ bị phản ứng đối với màu sắc và chính màu sắc có thể tác động các trạng thái tình cảm như buồn, vui, mệt mỏi hay phấn chấn. Với những ưu thế tác động lên hệ thần kinh tạo ra các phản ứng sinh học mà màu sắc thường được sử dụng một cách rộng rãi trong trang trí ngoại thất, nội thất, theo thị hiếu của mỗi vùng, miền, dân tộc, cá nhân. Đôi khi vấn đề màu sắc còn được các nhà y học sử dụng như một liệu pháp chữa bệnh về thị lực và thần kinh.
Các yếu tố của bố cục trong mỹ thuật không thể thiếu màu sắc. Màu sắc là ngôn ngữ quan trọng để hoạ sĩ sử dụng, khi nói đến hội hoạ là nói đến màu sắc, tuy nhiên nhiều hoạ sĩ đã tối giản việc sử dụng màu trong tranh như tranh đồ hoạ, tranh thuỷ mặc Trung Quốc, các hoạ sĩ này chủ yếu chỉ sử dụng các tương quan đậm nhạt hay dùng hiệu quả của đường nét để tạo nên hiệu quả của tác phẩm. Các hoạ sĩ vẽ tranh thuỷ mặc cho việc loại trừ yếu tố màu sắc ra khỏi hội hoạ lại hàm chứa một hệ tư tưởng cao siêu về triết học của người Trung Quốc. Đối với họ màu chỉ được sinh ra từ vô sắc. Hai yếu tố đen và trắng là khởi thuỷ chứa đựng tất cả các màu.
Màu sắc trong tranh có sức chi phối thẩm mĩ mãnh liệt. Khi khoa học khác phát triển, ví như máy ảnh, máy quay phim ra đời, xu hướng thẩm mĩ không còn hướng đến duy nhất về sự kỳ diệu của hình. Đặc biệt các hoạ sĩ từ thời Ấn tượng, Biểu hiện sau này kỳ vọng nhiều hơn các giá trị của hoà sắc mang lại trong hoạ phẩm.
Nếu chúng ta thử chụp một tác phẩm hội hoạ bằng ảnh đen trắng thì, cái cảm nhận của chúng ta chủ yếu còn lại về sự kỳ diệu trong các tương tác của giai điệu do đậm nhạt, do mảng khối, hình nét, cấu trúc các tổ hợp kỹ thuật của cách vẽ, tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người xem. Nhưng sẽ tăng gấp bội lần giá trị khoái cảm thẩm mĩ, nếu chúng ta xem một bản màu đầy đủ các giá trị trực tiếp in rõ nét vẽ, hình nét và đặc biệt các giá trị của màu sắc mang lại những ấn tượng cho chúng ta.
Sao đêm - Tranh của Vícent Van Gogh
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo,...
Nghệ thuật điêu khắc là một loại hình của mỹ thuật - là nghệ thuật 3 chiều, ngôn ngữ là khối, người xem có thể tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, cảm nhận được tác phẩm