Nghệ thuật điêu khắc là một loại hình của mỹ thuật - là nghệ thuật 3 chiều, ngôn ngữ là khối, người xem có thể tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, cảm nhận được tác phẩm thông qua nhìn và sờ vào tác phẩm được. Điêu khắc phản ánh hiện thực bằng hình khối với các chất liệu, gỗ, đá xi măng, thạch cao, đồng, gốm, kim loại..
Điêu khắc được chia làm 2 thể loại
Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc
Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại vào loại thành công là tượng Hương Sen của Diệp Minh Châu, nhóm tượng: Điện biên Phủ của Nguyễn Hải, tượng Bà mẹ nghiền trầu của Lê Công Thành, Trăm năm trồng người của Đinh Rú, đắp nổi Hạnh phúc của Nguyễn Thị Kim ...Tượng tròn chỉ miêu tả con người hay động vật hoặc vật thể nào đó, không bao giờ diễn tả núi non, sông ngòi nhà của....như trong thực tế. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm miêu tả bằng sự nhân cách hoá. Còn phù điêu có thể diễn tả được nhiều hơn những gì có ở thiên nhiên trong bố cục chỉnh thể, nó gần như với hội hoạ. Ngày nay với sự phát triển của xã hội điêu khắc còn mang nhiều sự phá cách với chất liệu mới như kim loại kết hợp với thuỷ tinh, men gốm vv đồng thời các tác phẩm phù điêu, điêu khắc càng được ứng dụng nhiều với kiến trúc.
Cùng với hội hoạ, đồ hoạ ngành điêu khắc cũng giúp con người nhạn biết về cái đẹp trong thiên nhiên ở các khía cạnh xã hội trong cuộc sống. Nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật điêu khắc nói riêng đã biến vẻ của hình tượng con người, vật thể thành vĩnh cửu, gìn giữ và nâng niu nó cho tất cả mọi người, nó có thể trường tồn hàng thế kỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người được sở hữư và chiêm ngưỡng nó.
Khi tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc ta không thể không nhắc đến môn nặn. Phương pháp thể hiện của môn nặn trong nghệ thuật điêu khắc bao gồm : Nặn bằng cách ghép khối, Nặn từ một khối đất, Tạo dáng và tô màu sản phẩm
Bước 1: Quan sát nhận xét
Bước 2: Nặn các khối cơ bản theo độ lớn đã quan sát nhận xét.
Bước 3: Ghép các khối cơ bản theo vị trí đã xác định: Ghép các khối theo vị trí, vuốt để tạo sự liên kết các khối.
Bước 4: Nặn các chi tiết: Bằng các kỹ năng uốn vuốt tạo các chi tiết lớn, tạo dáng cho sản phẩm sinh động.
Bước 5: Tô màu sản phẩm
Bước 1: nhận xét quan sát
Bước 2: Ước lượng, chia đất theo vị trí, tỷ lệ khối
Bước 3: Nặn chi tiết lớn
Bước 4: Tạo dáng và tô màu sản phẩm
Lựa chọn các nội dung nặn theo chủ đề, chủ điểm hoạt động đang thực hiện ở chương trình giáo dục chăm sóc trẻ mầm non để có thể hoàn thiện bức tranh một cách đơn giản nhất. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những kiến thức cơ bản của môn nghệ thuật điêu khắc này.
Vẽ tĩnh vật bằng chì là các loại bài thi khối V của các trường Đại học, người học thực sự đam mê và có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ thành công trong học tập và thi đậu vào các trường có khối V.
Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác
Các bước tiến hành vẽ tĩnh vật là chỉ ra cho người học biết vẽ cái gì trước, cái gì sau. Cách tiến hành thực hiện từ bao quát đến chi tiết để tạo ra một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện và đẹp nhất.
Dựa trên những đặc thù của yếu tố tạo hình và đặc trưng riêng của yếu tố chủ đạo trong tranh của mỗi tác giả, sự ưa dùng về màu, hình, khối, ánh sáng, không gian tạo nên nét riêng...
Các yếu tố tạo hình trong hội họa biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan, họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống,
Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo,...