Trong mỗi con người đều có một khả năng sáng tạo, nếu được học tập, bồi dưỡng chuyên ngành mĩ thuật thì khả năng sáng tạo tiềm ẩn ấy sẽ dần được bộc lộ và phát triển. Con người luôn luôn vươn tới cái đẹp, mong muốn được tạo ra cái đẹp, Các Mác đã nói “Bản chất của con người sinh ra đã là một nghệ sĩ, nên bất kỳ ở đâu con người cũng muốn tạo ra cái đẹp cho chính bản thân mình”.
Bố cục tranh trong hội họa là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố tạo hình của người họa sĩ, nhằm thỏa mãn yêu cầu của nội dung tranh. Hội họa là nghệ thuật thị giác, một bức tranh đẹp là bức tranh đem lại tình cảm lẫn lý trí cho người xem. Hiệu quả của một bức tranh là tổng hòa các yếu tố trong bố cục, của chất liệu, của cảm xúc mà tác giả thể hiện trên mặt tranh. Khác với văn học, thơ ca, tranh vẽ không chỉ là ý niệm thẩm mĩ được xây dựng trong trí tưởng tượng thông qua từ ngữ, âm điệu. Cái đẹp trong hội họa được xây dưng bằng bố cục các yếu tố tạo hình như: đường nét, hính khối, đậm nhạt, màu sắc.
Người đàn bà xa lạ 1883
Nghệ thuật hội họa từ thời tiền sử cách ngày nay khoảng 30.000 năm với những bức tranh vẽ trên vách hang động được giới khảo cổ học phát hiện vào cuối thế kỷ XIX. Những bức thạch họa nay được coi là những họa phẩm tối cổ của nhân loại. Tiếp theo là thời đại của các đế quốc cổ đại Ai cập, Hy Lạp, La Mã rồi đến nền hội họa thiên chúa giáo (thời trung cổ). Hội họa Phục Hưng đưa khoa học vào ve xtranh như; luật thấu thị, giải phẫu tạo hình, tìm ra chất liệu sơn dầu cùng với những danh họa tài năng đã đưa hội họa phát triển vượt bậc.
Sau Phục Hưng tới nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhiều khuynh hướng hội họa ra đời như: Baarroque và Rococo; Tân cổ điển và lãng mạn; khuynh hướng Ấn tượng – Hậu Ấn tượng; khuynh hướng dã thú; khuynh hướng biểu hiện – Lập thể; khunh hướng Trừu tượng đến các họa phái mới ra đời nói lên nghệ thuật tạo hình không ngừng tìm kiếm sáng tạo cái mới nhằm phục vụ đời sống con người – xã hội và nó còn góp phần định hướng cho con người cảm thụ thẩm mĩ.
Để có một bức tranh đẹp thì chúng ta cần nắm rõ bố cục trong tranh.
Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc…các yếu tố được xắp xếp trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh
Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc… sắp xếp chúng trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh
Bố cục tranh minh họa là nghệ thuật dựa vào sự diễn hình là chính. Tranh đề tài minh họa thể hiện cảm xúc của người vẽ, mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ nội dung 1 cốt truyện, sách...
Bài thi đề 2 khối V hay còn gọi là đề thi sáng tác. Đối với một số bài thi số 2 của khối V nhằm đánh giá khả năng tư duy sáng tạo của thí sinh mà đề 1 (vẽ hình họa) chưa thể hiện hết được
Nghệ thuật Phục Hưng thế kỷ XV, đánh dấu một điểm mới trong khoa học xây dựng bố cục tranh với khoa học viển cận, người nghiên cứu và đưa luật viển cận vào tranh là họa sĩ Paolo Uccello.
Cắt, xé dán hình cơ bản là hình thức cắt, xé dán các hình cơ bản như : hình thang cân, hình thoi, hình ô van, hình tam giác cân, không cân (tam giác đều), hình tròn, hình lục giác, hình ngũ giác
Chúng ta phải nắm rõ kỹ thuật cắt giấy trong tạo hình như cách cầm giấy to khi cắt: Tay trái cầm giấy, ngón tay trái đặt lên trên mặt giấy, bốn ngón còn lại xoè ra đỡ phía trước tờ giấy
Đề thi số 2 khối V hay còn gọi là đề sáng tác là một dạng đề thi vẽ bố cục.Đối với TS thi khối V phải tạo ra một bố cục có 3 sắc độ đậm nhạt, bài vẽ phù hợp với nội dung đề thi.