Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc…các yếu tố được xắp xếp trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người họa sĩ để tạo ra một giải pháp hợp lý, nêu bật được nội dung chủ đề bức tranh.
Nói cách khác, bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định cách biểu đạt thích hợp nhất cho một nội dung tranh có ý đồ của tác giả. Quá trình này là quá trình vừa làm thể nghiệm tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.
Bố cục tranh đề tài còn là phương pháp làm việc mang ý đồ chiến lược, trước khi đi vào diễn tả hoàn chỉnh nhằm xác định hình thức biểu đạt hiệu quả nhất cho một hình tượng nghệ thuật, một nội dung đề tài. Bố cục là quá trình sáng tạo một hình thức gắn chặt với một nội dung nhất định nào đó. Nó là sự suy tính và hình dung trước các bước cho việc hoàn thành một tác phẩm.
Bố cục hình tam giác trong tranh đề tài
Bố cục trong tranh đề tài phải như thế nào là câu hỏi lớn của mọi người khi học vẽ tranh. Khi vẽ tranh đề tài thì ta cần nắm rõ các yêu cầu của bố cục tranh đề tài
Đó là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình nhằm tạo ra sự cân bằng để người xem không có cảm giác thừa hoặc thiếu.
Tỉ lệ giữa hình và khung tranh không nên to quá hoặc nhỏ quá (trừ một số tranh có sự ý đồ riêng của các họa sĩ), to quá là vỡ hình, gây cảm giác chật chội tức mắt, nhỏ quá làm loãng hình hoặc lỏng lẻo.
Thường trong bố cục ta chia ra làm hai dạng: mảng chính và mảng phụ. Mảng chính để làm rõ ý đồ bố cục, mảng chính thường ở trung tâm và phía trước và phải có hình, màu sắc và độ đậm nhạt rõ ràng. Mảng phụ nhằm bổ trợ cho mảng chính.
Màu sắc làm cho tác phẩm có sắc thái riêng, hấp dẫn gây cảm xúc mạnh mẽ cho người xem, khi lựa chọn màu sắc trong tranh phải chú ý đến màu chủ đạo.
Khi xây dựng bố cục tranh đề tài cần lưu ý các điểm sau:
Một số hình thức bố cục tranh đề tài cơ bản như: Bố cục theo dạng hình tròn, Bố cục theo hình tam giác (hình tháp)
Là dạng bố cục tranh đề tài cơ bản, nói đến hình tròn chúng ta hiểu rằng nó là bố cục trọng tâm xoay tròn tạo cảm giác tập trung vào hình tượng và nhân vật điển hình. Một hình tròn nằm trong khuôn tranh hình chữ nhật hay hình vuông nói lên con ngưòi đã tìm ra sự hài hòa thống nhất với quy luật tự nhiên nếu như tỉ lệ cân xứng.
Có một dạng đường tròn khép kín và một dạng hai đường tròn chồng lên nhau.
- Tượng phật nghìn mắt nghìn tay.
- Đức mẹ và chúa Jêsu của Raphaen.
Đức mẹ và chúa Jesu
Bố cục theo hình này mang tính khái quát và nhiều ý nghĩa, Mang tính vững chãi biểu thị sự bền vững, khỏe khoắn. Theo quan điểm Á Đông: Tam tài là ý nghĩa cao siêu nhất (Thiên - Địa – Nhân)
Madonna ở nhà thờ sixtine
Thần tự do dẫn dắt nhân dân
Bố cục theo hình vuông, hình chữ nhật được các nghệ sĩ sử dụng sắp xếp hình thể đồng dạng vào tranh, Nó vừa có tính chất nhắc lại cái tính khái quát của khuôn hình tranh vừa mang ý nghĩa nhấn đậm thêm tính chất tổ chức của con người. Nó có tôn ti trật tự, có trên có dưới, phải trái, ngay thẳng, cân bằng. Nó phù hợp với các loại đề tài, đề cao tính chất tổ chức xã hội con người, tính sáng tạo riêng biệt và tính nhân văn.
Những co gái ở Avignon
Cuộc tàn sát ở Guernica
Trong cục bằng diễn biến có nhịp điệu để biểu đạt cái động có tính chu kì, cái động có nhắc lại theo một quy luật của hình khối, đường nét, màu sắc được tác giả xác định và tạo nên trong các tác phẩm.
Sóng lừng
Đó là sử dụng các cặp đối lập như: Ngang dọc, cao thấp, cứng mềm, đen trắng, nóng lạnh, thô mịn, trong đục…làm mặt trội cho bố cục.
Cha con người làm Xiếc
Trên bãi biển
Nghệ thuật phối cảnh là thể hiện hình khối, đường nét, đậm nhạt, màu sắc của mọi vật và của không gian ba chiều theo sự cảm nhận của tự nhiên, khác với các hình thức bố cục khác thể hiện theo quan niệm riêng của từng họa sĩ theo tr-ường phái hay trào l¬ưu nghệ thuật. Bố cục theo phối cảnh thường đ¬ược xây dựng và xắp xếp trên khung cảnh nhất định, người và cảnh hài hòa trong không gian
Lựa chọn chủ đề của đề tài và tìm hình thức thể hiện sao cho phù hợp, nắm rõ được phương pháp xây dựng bố cục một bức tranh đơn giản cần tìm hình cụ thể trước khi thể hiện theo các bước sau:
Là sự sắp xếp nhân vật, cảnh vật một cách hợp lý sao cho thể hiện được nội dung đề tài. Mảng chính là mảng có nhóm các nhân vật, cảnh vật hoạt động theo nội dung của đề tài. Có các hoạt động thống nhất, liên hệ với nhau. Thường được bố trí ở trọng tâm của tranh và được miêu tả kĩ. Là mảng có độ lớn nhất trong tranh, thư-ờng là ở diện gần của tranh, gần người xem. Nhóm chính có thể nhiều nhân vật hoặc ít nhân vật nhưng nhân vật, cảnh vật ở nhóm chính bao giờ cũng mang tính điển hình cao.
Mảng phụ bao gồm nhân vật, cảnh vật có liên quan tới nội dung đề tài, cùng hoạt động thống nhất với nhóm chính, góp phần cùng nhóm chính làm rõ nội dung đề tài, tuy vậy mảng phụ ở những vị trí khuất hơn, diện sau, xa, nhỏ hơn mảng chính. Sự kết hợp mảng chính, mảng phụ, xa, gần, đậm nhạt và màu phải tạo nên nhịp điệu trong tranh. Không dàn đều đều, buồn tẻ, không sử dụng các đường thẳng lớn chia đôi tranh, cắt tranh thành nhiều phần. Không để các hình mảng quá to hoặc quá nhỏ phá vỡ sự hài hoà với khuôn tranh. Không nên cắt người, cây cối…
Là bước tái tạo lại nhân vật, cảnh vật từ vốn thực tế mà người vẽ cảm nhận được hình được xây dựng bằng khuôn khổ thể hiện, đúng độ lớn mảng hình của phác thảo bố cục. Hoạt động, động tác của các nhân vật phải thống nhất theo nội dung đề tài nhưng không rập khuôn đồng điệu, đúng tiêu chuẩn giải phẫu và luật xa gần.
Dựa trên phác thảo màu, pha màu và thể hiện theo đúng phác thảo màu – phải trung thành theo phác thảo. Khi thể hiện phải xen màu vẽ, hình, bố cục là phương tiện để thể hiện cảm xúc riêng của bản thân về nội dung đề tài.
Có thể thể hiện bằng khối hoặc mảng phẳng tuỳ ý. Đối với người mới học nên thể hiện bằng mảng phẳng.
Nghệ thuật Phục Hưng thế kỷ XV, đánh dấu một điểm mới trong khoa học xây dựng bố cục tranh với khoa học viển cận, người nghiên cứu và đưa luật viển cận vào tranh là họa sĩ Paolo Uccello.
Cắt, xé dán hình cơ bản là hình thức cắt, xé dán các hình cơ bản như : hình thang cân, hình thoi, hình ô van, hình tam giác cân, không cân (tam giác đều), hình tròn, hình lục giác, hình ngũ giác
Chúng ta phải nắm rõ kỹ thuật cắt giấy trong tạo hình như cách cầm giấy to khi cắt: Tay trái cầm giấy, ngón tay trái đặt lên trên mặt giấy, bốn ngón còn lại xoè ra đỡ phía trước tờ giấy
Bố cục tranh minh họa là nghệ thuật dựa vào sự diễn hình là chính. Tranh đề tài minh họa thể hiện cảm xúc của người vẽ, mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ nội dung 1 cốt truyện, sách...
Đề thi số 2 khối V hay còn gọi là đề sáng tác là một dạng đề thi vẽ bố cục.Đối với TS thi khối V phải tạo ra một bố cục có 3 sắc độ đậm nhạt, bài vẽ phù hợp với nội dung đề thi.
Bài thi đề 2 khối V hay còn gọi là đề thi sáng tác. Đối với một số bài thi số 2 của khối V nhằm đánh giá khả năng tư duy sáng tạo của thí sinh mà đề 1 (vẽ hình họa) chưa thể hiện hết được