Tranh dân gian Việt nam là do tập thể nhân dân sáng tác. Nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI ( thời Lý) và phát triển mạnh vào thời Lê - Trịnh (1533 - 1738).
Tranh dân gian Việt nam thường bán vào dịp tết nên thường được gọi là tranh tết.
Hiện còn 2 dòng tranh dân gian chính đó là: Tranh Đông Hồ ( thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống ( phố hàng trống Hà Nội).
Đại cát - Tranh Đông Hồ
Cá chép - Tranh dân gian Đông Hồ
Lý ngư vọng nguyệt - Tranh Hàng Trống
Hứng dừa - Tranh Đông Hồ
Đánh ghen - Tranh Đông Hồ
Thất đông - Tranh Hàng Trống
Sau đây là vài nét khái quát vẽ tranh dân gian Việt Nam:
Các nghệ nhân phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, tìm tòi kỹ thuật làm tranh dân gian. Các mẫu tranh thường được vẽ bằng bút lông, mực nho lên giấy bản, nét vẽ phải rõ ràng, mạch lạc để khi chuyển sang bản khắc không bị khõ khăn khi khắc nét.
Các nghệ nhân như: Nguyễn Thế Thức 1882-1943; Vương Chi Long 1887-1944; Vương Chi Lương 1916-1946; Phùng Đình Năng 1911; Lê Đình Thổ, Lê Đình Liệu vv...
Phụ trách khâu này là những nghệ nhân có tay nghề khắc giỏi như Nguyễn đăng Tuỵ, Nguyễn đăng Mưu, Nguyễn Thế Bản, Hà Văn Tư là những nghệ nhân giỏi trước CM tháng 8 ở dòng tranh Đông hồ. Trang Hàng trống lại do thợ khắc gỗ Hàng gai hoặc thợ khắc kinh ở đền Ngọc Sơn đến khắc.
Trước khi khắc phải phải dán úp mặt tranh vào tấm gỗ, miết phẳng tờ tranh bám chặt vào mặt gỗ, các nghệ nhân khắc nhìn vào hình trên mặt trái của tranh đêr khắc bằng mũi dao, mũi đục...
Tranh màu được chia thành 2 loại ván khắc: Bản khắc nét bằng gỗ thị, gỗ mỡ hay gỗ lồng mực. Bản khắc màu bằng gỗ dổi hay vàng tâm, là loại gỗ nhẹ, thớ mềm xốp, dễ hút màu. Tranh Đông hồ có nhiều bản khắc màu là tuỳ theo số lượng màu trong tranh.
Các dụng cụ khắc: Bộ ve khắc ván Đông hồ gồm khoảng 40 chiếc, phân làm 4 loại:
In tranh rất công phu, đây là khâu phức tạp chia thành nhiều khâu nhỏ: Pha giấy, bồi điệp, nhuộm giấy đến việc pha chế màu sắc để in. Công việc bồi điệp, nhuồm giấy và in thường được tiến hành về mùa đông, mùa khô ráo thuận tiện cho việ in tranh và tô màu. Giấy in tranh là giấy dó mỏng, mềm, dễ hút màu. Giấy này được làm từ loại cây dó mọc hoang trong rừng. Cơ sở sản xuất giấy ở làng Bưởi, làng Cót ngoại thành Hà nội xưa và làng Đông cảo (Bắc ninh cũ)
* Chất liệu
- Màu sắc chủ yếu là bằng thảo mộc và khoáng sản:
- Đường nét:
- Giấy in bằng giấy dó thường quét nền điệp nên còn gọi là giấy điệp: Trong tranh dân gian người ta ví đường nét là dáng còn màu là men (nhất dáng nhì men). Nghệ nhân in tranh cầm ván bên tay phải, cầm ở ngón “tay cò” đóng sau ván in, Rập mặt nét hay mặt hình xuống mặt bìa có bôi màu, để màu thấm đều vào bản in. xong ấn ván lên tờ giấy dó bôi điệp, sau đó lật ngữa ván in có dính theo tờ giấy dó và xoa đều miếng xơ mướp lên mặt tờ giấy để nét và màu in đều lên tời giấy, bóc tờ giấy điệp ra ta sẽ có hình hay những mảng màu in nổi lên mặt tờ giấy điệp. Tờ tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu lần in, mỗi lần chỉ in được một màu.
* Hình thức thể hiện
Nội dung trong tranh dân gian đề cập đến cuộc sống thiết yếu của người lao động. Phản ánh tâm tư, nguyện vọng hoài bão bao đời mà họ hằng mong ước đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Các đề tài như
- Chúc tụng- Thờ cúng- Cảnh vật- Lịch sử- Tranh truyện
- Sinh hoạt xã hội: “Hứng dừa” và “ Đánh vật”.
- Đả kích - châm biếm: “Đánh ghen”, “Đám cưới chuột”
- Tuyên truyền - cổ động…….
Nghệ nhân xưa đã đề cao các tiêu chí để tranh đạt đến giá trị nghệ thuật của tranh dân gian như
Đường nét đóng vai trò quan trọng tronh tranh dân gian, đường nét tạo nên hình trong tranh, đường nét bao quanh mảng màu làm cho màu đằm thắm trên nền tranh. đường nét được xem là dáng, màu là men “ nhất dáng nhì men”. Đường nét trong tranh thể hiện tính cách cuả nhân vật. Tranh Đông hồ đường nét khoẻ, mập nhưng vẫn thể hiện tính cách của nhân vật. Tranh hàng trống đường nét nuột nà, tinh tế
Cảm thụ màu sắc của thiên nhiên và tâm lý dân tộc, các nghệ nhân xưa đã đưa lên mặt tranh dân gian một cách sáng tạo. Tranh dân gian thường in màu lên 2 loại tranh “ Tranh đỏ” và “tranh trắng”:
Tranh dân gian Việt nam không có ý tả hình gây ấn tượng như cảnh thật, mà hình gợi ý, đi thẳng vào những yêu cầu của chủ đề. Không gian, ánh sáng, con người đều được bố cục theo lối ước lệ hoá.
Thơ trong tranh dân gian vừa là ý của tranh, vừa tham gia làm cho bố cục tranh thêm chặt chẽ. Các dòng thơ chữ hán hay chữ nôm tuỳ theo từng đề tài mà viết sao cho phù hợp, có nét mềm, nét cứng tạo nên sự phong phú đa dạng.
Trong tranh hứng dừa:
“Khen ai khéo dựng nên dừa
Đấy trèo, đây hứng cho vừa một đôi...”
Trong tranh đánh ghen:
“ Thôi thôi bớt giận làm lành
Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta...”
Về mặt nội dung: vẫn còn hạn chế trong sinh hoạt ở nông thôn với tầm nhìn chật hẹp, những mâu thuẩn xã hội chưa được đề cập trực diện, chỉ mới dám phê phán chế độ đa thê, hay dùng dán tiếp là cóc, mèo và chuột để đả kích châm biếm nho sĩ, quan trường.
Về nghệ thuât:
Các tác phẩm tranh dân gian Việt nam là sản phẩm của nghệ thuật dân tộc Việt nam, bắt nguồn thực tế xã hội Việt nam, đã tồn tại lâu đời và đi sâu vào tình cảm và là nhu cầu không thể thiếu được trong thẩm mĩ dân tộc Việt. Ngay nay những bức tranh dân gian Đông hồ vẫn con nguyên giá trị giáo dục tích cực cho tất cả các tầng lớp xã hội
Họa sĩ Correggio là người tiên phong của trường phái Parma của thời kỳ Phục Hưng Ý, nổi tiếng với những tác phẩm nổi bật nhất của thế kỷ 16. Ông là một bậc thầy của kỹ thuật chiaroscuro.
Nền nghệ thuật mỹ thuật Trung Quốcổi bật là các công trình kiến trúc có quy mô lớn và được trang trí rất công phu như kiến trúc cung đình, tôn giáo và lăng mộ: Cố cung, Thiên An Môn,...
Chúa Jesus bị phản bội như thế nào? Nhưng sự thật có đúng là như vậy? Có đúng là Judas đã phản Chúa Jesus? Có đúng ông ấy là một người đáng bị nguyền rủa?Sự thật về kẻ phản bội chúa Giêsu?
Chất cảm trong tranh là hiệu ứng rung cảm mang lại cho người xem, thông qua hình thức nào đấy của ngôn ngữ hội hoạ tạo ra. Ví như sự rung động khi xem tranh Chu Phảng thời nhà Đường
TK XVI được mệnh danh là tk cổ điển của nghệ thuật Phục Hưng. Florence đã nhường chỗ cho thành Roma với 3 tác giả nổi tiếng của nghệ thuật Phục Hưng như: Leonardo, Michelangelo, Raphael.
Đến giữa TK XIX một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức triển lãm với tiêu đề: “chủ nghĩa hiện thực của Gustave Courrbet tại Pari, ông chính là người đại diện cho trường phái nghệ thuật hiện thực.