Danh từ “Phục hưng” (Renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái sinh hay hồi phục. Người Ý cho rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La Mã cổ đại đã bị người Gốt (goth-tên một dân tộc ở châu Âu) phá huỷ cùng với việc làm sụp đổ La Mã.
Mỹ thuật Phục hưng bắt đầu khi nào
Phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV và đến cuối thế kỉ XVI mới kết thúc. Thời kỳ đó trong lịch sử Mỹ thuật được gọi là thời kỳ Phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền bắc nước Ý, với những trung tâm như phơ-lo-răng-xơ, Siên-nơ. Sau đó ở Ý xuất hiện nhiều trung tâm khác như Roma, Vơ-ni-giơ...
Từ Ý phong trào nghệ thuật Phục Hưng lan sang các nước châu Âu khác như Hà Lan, Anh, Pháp, Đức...Thời kì phát triển dực rỡ nhất của phong trào văn hoá Phục hưng là thế kỉ XVI. Sự bảo thủ trì trệ của các Viện hàn lâm châu Âu và tính giáo điều của nhà thờ Ki Tô giáo đã bị những phát minh địa lý, khoa học, triết học nhân bản tư sản đương thời (TK XIV) tấn công quyết liệt.
Thánh Francois (Giotto)
Đây là thời kỳ của "những con người khổng lồ và thực tế đã sản sinh ra những con người khổng lồ” (Ăng-ghen). Những phát minh khoa học và kĩ thuật trong công nghiệp và nông nghiệp, làm cho sức sản xuất tăng lên nhanh chóng, đời sống con người có nhiều thay đổi. Con người đã trở thành “khổng lồ”, có sức mạnh, có khả năng chinh phục thiên nhiên, xã hội. Từ nửa thế kỉ XV, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm trên biển, rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục Âu Á, giữa phương Tây với phương Đông. Đồng thời, năm 1492 Cơ-rit-xtop Cô- Lông đã phát hiện ra một vùng đất mới và sau này được Vê-pu-xơ- A-mê-ri-gô tiếp tục công việc thám hiểm và đặt tên cho nó bằng tên của ông (đó là A-mê-ri-ca, châu Mĩ ngày nay). Năm 1519 Phéc-đi-năng đờ Ma-gien-lăng (Fecdiman de Mazenlan) đã bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới bằng 5 đội thuyền với 265 thuỷ thủ và đã thành công việc xác định các vùng đất mới của thê giới.
Từ khi hai anh em nhà Giăng Van- Ếch (Hubert và Jean Van Eyck), người Phờ-la-măng (thuộc Bỉ) với những tác phẩm như Vợ chồng Ác-môn-phi-ni và chất liệu sơn dầu mới đã làm cách mạng kỹ thuật trong tạo hình. Đầu thế kỉ XV ở Phờ-lo-răng- xơ (Florence) nhà kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ôn Bat-tít-sta An-béc-ti (Leon Battista Alberti 1404-1472) đá phát minh ra phép phối cảnh. Đó là hệ thống toán học để diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều. Nhiều hoạ sĩ thời Phục hưng đã say mê môn khoa học này.
Lí tưởng thẩm mĩ phong trào văn hoá Phục hưng là lí tưởng về sự hoàn thiện hoàn, hoàn mĩ. Cân đối và hài hoà là cơ sở xây dựng các đẹp. Điều này được biểu hiện rất rõ trong các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng.
Các giai đoạn phát triển của mĩ thuật thời kì Phục hưng
Mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng được chia làm các giai đoạn như sau:
Thời tiền Phục hưng
Có thể nói mĩ thuật thời kì Phục hưng bắt đầu ở Ý với trung tâm là Phờ-lo-răng-xơ (Florence) và Siên-nơ vào cuối thế kỉ XIV. Thời kì này đã ghi lại tên tuổi của một số nghệ sĩ nổi tiếng như Giốt-tô (Giott di Bôntone 1267-1337), Duye-xi-ô (Duccio 1287-1319)...Những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kì này là Lô-ren-giô Ghi-bec-ti (Lorenzo Ghibeati) với tát phẩm Hai cách cửa rửa tội, ở Phờ-lo-răng-xơ; Đô-na-ten-lô với pho tượng Vị thủ lĩnh Gat-ta-mơ-la-ta, đa-vit, Vê-rô-ki-ô với các pho tượng kị mã nổi tiếng...
Người đứng đầu các nghệ sĩ Phờ-lo-răng-xơ là kiên trúc sư Phi-Lip-Pô Bru-nen-chi (Filipo-Brunelléchi 1377-1446) ông là tác giả của nhà thờ chính toà Phờ-lo-răng-xơ (thiết kế xây dựng 1420-1436). Kiến trúc thời kì này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gô-tích) với nghệ thuật kiến trúc La Mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên đồ án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gô- tích được thay thế bằng trụ vuông hay cột tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rô-măng được thay thế bằng vòm hỗn hợp cung tròn và nhọn của Rô-măng và Gô-tích.
Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Thế kỉ XVI được coi là thế kỉ cổ điển nền mỹ thuật Phục hưng (Renaissance Classique). Theo cách hiểu trong nghệ thuật thì thời kì cổ điển của một nền nghệ thuật chính là các tác phẩm nghệ thuật ở thời kì đó đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Đây là thời kì của những tên tuổi nổi tiếng.
- Về kiến trúc có Đô-na-tô Bra-măng-tơ (Donato Bramate 1444-1514), kiến trúc sư danh tiếng nhất của thời kì Phục hưng. Tên tuổi của ông gắn liền với công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ nhất thời kì này: Nhà thờ Thánh Pi-e (Saint Pierne).
- Về điêu khắc có Mi-ken-lăng-giơ (Mikenlange- 1475-1564) một nhà điêu khắc kiến trúc sư, hoạ sĩ nổi tiếng.
Hai trung tâm lớn của ý là Roma (Rome) và Vơ-ni-dơ.
- Các hoạ sĩ Vơ-ni-dơ phát huy sở trường truyền thống, say mê với sự phối sắc. Màu sắc của hoạ sĩ Vơ-ni-dơ tươi sáng rực rỡ. Tranh của họ truyền đến co người xem sự lạc quan, yêu đời, vui vẻ và hạh phúc.
- Rô- ma là nơi thu hút các danh hoạ ý cũng nhhư nhều hoạ sĩ ở nhiều quốc gia khác. Nơi đây được coi như trường học lớn, nơi đào tạo nhiều hoạ sĩ bậc thày cho nền hội hoạ thế giới như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Ra-pha-en, Ti- xiêng, Gióc- giôn, Tanh-tô-rê Vê-rô-ne-đơ.
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật italia thời kì phục hưng
- Hoạ sĩ Giốt-tô đi Bôn-đô-nê (Giotto di Bondone) 1267-1337 : Giốt- tô là “một thiên tài phá vỡ vòng kim toả của ghệ thuật Bi-giăng-tanh và thoát ra mạo hiểm dấn thân vào một thế giới mới, đã chuyển dịch những hình tượng sống động của nghệ thuật điêu khắc Gô- tích vào trong hội hoạ”. Hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, ít tả khối. Ông đặt các nhân vật của mình trong một không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền. Bức Phản bội chúa được trích ra từ bộ tranh tại nhà thờ Đen A-rê-na, diễn tả sự lộn xộn của đám đông lính vây quanh Chúa, nhân vật Juđa đưụơc thể hiện tinh tế (Giốt- tô là đại diện cho hội hoạ vùng Phờ-lo- răng)
- Hoạ sĩ Đô-na-ten-lô (Donatello 1386-1466) : Đô-na-ten-lô sinh tại Phờ-lo- răng- xơ. Cùng với họi hoạ thế kỉ XV điêu khắc cũng bắt đầu phát triển với một tên tuổi khổng lồ: Đô-na-ten-lô cuộc đời ông gắn lền với thành phố quê hương Phờ-lo- răng- xơ. Các tác phẩm như Thánh Mác (phù điêu đá 1411-1414, cao 2,36m), Thánh Gióc (cao 2,14m- khoảng năm 1416)... Các chủ đề hạ xuống cây thánh giá hay Đức mẹ và Chúa hài đồng được ông thể hiện khá nhiều.
- Hoạ sĩ Bô-ti-xen-li (Botticelli 1445-1510): Bô-ti-xen-li là hoạ sĩ kết thúc thời kì tiền Phục hưng, về tuổi tác ông là người cùng thời với Lê-ô-na đờ Vanh-xi. Bô-ti-xen-li sinh ra ở Phờ-lo- răng- xơ. Trong số những tác phẩm, tác phẩm được nhắc đến nhiều hơn là những tác phẩm Mùa xuân, Ngày sinh của thần vệ nữ, Lễ truyền tin, Đức mẹ, Chúa hài đồng và năm thiên thần... Bô-ti-xen-li đã đề cập tới đề tài thần thoại. Một sự thay đổi hay một sự quay trở về với truyền thống vinh quang thời cổ La mã. Trong tranh Ngày sinh của thần vệ nữ Bô-ti-xen-li vẽ thần vệ nữ là một cô gái đẹp, lả lướt với những lọn tóc vàng dày, nặng song mềm mại rủ xuống thân hình khoả thân. Cái đẹp trong tranh Bô-ti-xen-li là cái đệp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình: đường nét, màu sắc và chất gợi cảm. Bức tranh mang tính ẩn dụ Mùa xuân lại mang đến cho chúng ta cảm súc khác. “Mùa xuân được coi như một huyền thoại kể về chuyên nữ thần Choris giải thích vì sao nàng lại trở thành chúa xuân (Flora) và thần gió Tây Zephyr đã cưới nàng và tặng nàng “một hu vườn đầy hoa và trái cây quý”. Năm 1489 Bô-ti-xen-li nhận trang trí cho nhà thờ Phờ-răng-xét-cô Goa-đi ông vẽ bức truyền tin, một đề tài quen thuộc của nghệ thuật tôn giáo.
- Hoạ sĩ Lê-ô-la đờ- Vanh-xi (léonar de Vinci 1452-1519): Lê-ô-la đờ Vanh-xi (léonard) sinh năm 1452 tại làng Vanh-xi (vinci) ở Toscane (Ý) tự hào về người con tài giỏi của làng mình, mọi người gắn tên ông với tên làng. Có một số tài liệu cho biết cuộc đời sáng tác nghệ thuật Lê-ô-la ở Vanh-xi vẽ được khảng 30 bức tranh- một số lượng tranh không nhiều. Có những tác phẩm được coi là đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật cổ điển Phục hưng. Đó là tác phẩm Bữa tiệc cuối cùng, chân dung La- giô-công đơ; Đức mẹ đồng trinh trong hang hay thánh nữ Anna, Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng... Một tác phẩm khác cũng khá nổi tiếng của Lê-ô-la ở Vanh-xi là bức chân dung La-mô-li-da hay còn gọi là bức La-giô- công-đơ. Bức Lêda Và Thiên Nga dựa theo truyền thuyết nàng Lê đa sinh đẹp bị Thần Zớt háo thành thiên nga tự tình mà không biết là một tác phẩm đày tính lãng mạn và trữ tình với bố cục và bút pháp chặt chẽ và sinh động
- Hoạ sĩ Mi-ken-lăng-giơ Bu-ô-na-rô-ti (Michel Ange Buonarroti, 1475-1564): Mi-ken-lăng-giơ là một nhà điêu khắc nổi tiếng của thời kì Phục hưng.Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 trong một gia đình quan chức nhở ở Cap-re-dơ, cha ông là một luật sư ở Phờ-lo- răng- xơ và không muốn cho ông theo nghề nghệ thuật. Mi-ken-lăng-giơ say mê nghệ thuật điêu khắc từ nhỏ và ông luôn cho rằng điêu khắc mới là nghệ thuật thật sự. Mi-ken-lăng-giơ gắn liền với nhiều công trình, trong đó phải kể đến công trình nhà thờ hánh Pi-e (Saint Pierre). Năm 1547 Mi-ken-lăng-giơ bắt đầu thiết kế và diều chỉnh lại công trình của Bra-măng-tơ. Mi-ken-lăng-giơ muốn công trình kiến trúc này sẽ làm cho “kiến trúc Hy Lạp- La Mã phải mờ phai”. Với các tác phẩm Pi-et-ta ở nhà thờ thánh Pi-e đã đưa tên tuổi ông đến với mọi người. Tác phẩm Đa- vít sau khi đã hoàn thành đã được dựng ở trước trụ sở hành chính của thành phố Phờ- lo-răng-xơ. Dân thành phố này đá coi Đa- vít như một biểu tượng đày tự hào cho dân ở đây. Pho tượng được tạo ra từ một khối đa cẩm thạch cao 5,5m. Trong những năm tiếp theo Mi-ken-lăng-giơ hoàn thành những tác phẩm tượng đặt ở lăng của giáo hoàng Duyn II. Trong đó có những pho tượng nổi tiếng như Hai nô lệ (bảo tàng lu-vơ-rơ- Pháp) tượng Môi-dơ (nhà thờ thánh Pi-e-Rô-ma).
- Hoạ sĩ Ra-pha-en Xăng-ti (Raphael Santi 1483-1520): Cùng với Lê-ô-na đờ Vinh-xi và Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en góp phần tạo nên sự chuẩn mực, định hình cho phát triển của phong cách nghệ thuật Phục hưng. Nếu Mi-ken-lăng-giơ có phong cách mạnh mẽ, cuồng nhiệt bao nhiêu thì Ra-pha-en lại có phong cách mềm mại, nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trong nmĩ thuật thời kỳ Phục hưng, hai nghệ sĩ này được coi là hai thái cực đối lập nhau. Ông đến Phờ-lo răng-xơ khi mà ở đó đã có hai tên tuổi nổi tiếng Lê-ô-na đờ Vinh-xi và Mi-ken-lăng-giơ. Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước là một bức tranh được vẽ theo yêu cầu của một vị đại công tước. Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước đã đạt đến vẻ đẹp mẫu mực, hoàn hảo. Sau đó Ra-pha-en vẽ bức Đức mẹ và chúa hài đồng với vẻ đẹp thánh thiện và tràn đầy sức sống. Bức tranh nổi tiếng nhất là tác phẩm Trường học A-ten. Trong tác phẩm này, Ra-pha-en đã ca ngợi triết học Hi Lạp cổ đại, căn phòng với vòng cung lớn. Ở chính giữa tranh là hai nhà triết học Pla-tôn và A-rit- Xtốt.