Trong khi phong trào cải cách tôn giáo phát triển ở các nước Đức, Anh, Thuỵ Sỹ và các nước Tây Âu khác, đạo Ki-tô có phần bị phân hoá. Nhưng sau đó được phục hồi, kiến trúc nhà thờ thiên sang hoa mỹ, phong cách ba-rốc. Từ thế kỉ XVI, thế giới tiếp tục được khám phá, nhiều vùng đất giầu tài nguyên, khoáng sản quý được phát hiện ở Châu Mỹ, Châu Đại dương…Hệ tư tưởng thời kỳ này phát triển đa dạng, các nhà triết học lớn như Hêghen, Can tơ, Tsecnusepski, Baumgacten, Bơccơ… nổi danh với các học thuyết mới.
Về khoa học kỹ thuật thời kỳ này cũng mang nhiều dấu ấn, đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và đặc biệt Châu Mỹ được thu hút đông đảo thanh niên châu âu vượt đại dương tìm đến sinh sống. Kinh tế thương mại phát triển, đòi hỏi có sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Trước tình hình đó, các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu sảy ra, đầu tiên ở Hà Lan (giữa hế kỉ XVI).
Cuộc cách mạng này còn mang tính chất là cuộc cách mạng độc lập. Anh thế kỉ XVII, Hà Lan giành được độc lập, tách khỏi sự phụ thuộc vào vương triều Tây Ban Nha, bắt đầu một quốc gia cộng hoà. Về tôn giáo Hà Lan theo đạo Tin Lành. Đến giữa thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Anh bùng nổ. Hơn một trăm năm sau giữa thế kỉ XVIII cuộc cách mạng nổ ra ở Bắc Mĩ. Ngày 4-7-1776, Nhà nước độc lập Liên Bang Mĩ được thiết lập với bản tuyên ngôn nổi tiếng. Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra...Một trào lưu tư tưởng mới đòi quyền tự do, chống triều đình phong kiến giáo hội, đưa ra mô hình nhà nước trong tương lai. Tiêu biểu là các nhà tư tưởng khai sáng (Như Mông-tét-xki-ơ (1689-1755) Pháp) Rút-xô (1712-1778) hay Đi- đơ rô (1713-1784)...
Trong trào lưu tư tưởng hết sức ngưỡng mộ văn hoá cổ đại mà lí thuyết Mĩ học tân cổ điển ra đời và gắn với những tên tuổi như Vin-hem-man (Vinekelman) Lét- xing (Lessing)...Trên cơ sở đó, ở thế kỉ XVIII, vai trò trung tâm về nghệ thuật, dần dần chuyển hẳn sang nước Pháp, các nước châu Âu khác. Mỹ thuật Châu Âu thời kỳ này cũng tìm cho mình những hướng đi mới phản ánh khát vọng tinh thần và sự biểu đạt nội tâm của nhiều lớp người khác nhau.
Lịch sử Mĩ thuật phương Tây thời này nhắc tới những tên tuổi như: anh em hoạ sĩ Ca-rát-xơ (Carache); Ca-ra-va-giơ (Caravage); Vê-lát-xkê (Velasquez) ; Ru-ben-xơ (Rubens) ; Rem-brăng (Rembrant) ; Ni-co-la Pút-sanh(Puussin)...Từ giữa thế kỉ XVI, ở một số nước châu Âu, bắt đầu từ Hà Lan (Nêdeclan) trong xã hội đã nẳy sinh mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản mới ra đời và giai cấp phong kiến đã thống trị lâu đời ở châu Âu.
Nhiều quan niệm mới về nghệ thuật đã tạo nên sự đa dạng cử các xu hướng nghệ thuật tạo hình ở Châu Âu. Cùng với nghệ thuật Tân cổ điển, Nghệ thuật lãng mạn, thế kỉ XIX chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ thuật ấn tượng ra đồi vào năm 1874 với triển lãm ngày 15-4-1874 ở phố Ca-puy-xin (Pa ri). Sau 12 năm tồn tại với 8 lần triển lãm tranh vẫn không chinh phục và hấp dẫn người xem. Thời kì Hậu Ấn tượng với ba đại danh hoạ tiếng Xê-dan (Cezane 1839-1906) Van-gốc (Vangogh) và Gô-ganh (Gaugin 1848-1903). Ba danh hoạ với ba phong cách đã tạo ra một thời kỳ mỹ thuật phương Tây đầy hấp dẫn ở cuối thế kỷ XIX. Đông thời khép lại mọt thời kỳ giai đoạn nghệ thuật đầy biến động và mở ra một kỉ nguyên mới trong nghệ thuật tạo hình thế giới.
Người chăn cừu ở xứ Ac ca di (Nicolas Poussin)
Xu hướng mỹ thuật Châu Âu thế kỉ XVII đến XIX cực kỳ phát triển điển hình như :
Cái đẹp của tranh thời Phục hưng là các đẹp hài hoà, cân đối của tất cả các yếu tố như đường nét, hình khối, bố cục,màu sắc, ánh sáng.. Nhưng ở tranh của An-ni-ban Ca-rát-xơ và Ca-ra-va-giơ ánh sáng được tập trung chiếu dọi vào những phần chính, phần trong tâm của tác phẩm. Cách bố trí ánh sáng như vậy gây ấn tượng, cảm xúc mạnh cho người xem. So với trang thời kì Phục hưng, điều này dễ dàng phân biệt, ánh sáng mạnh, tập trung như vậy là ánh sáng Ba-rốc (Baroque), phong cách Ba-rốc.
Anh em nhà Ca-rát-xơ chủ trương thành lập trường hoạ đào tạo các nghệ sĩ theo hệ thống lí thuyết cơ bản. Ngược lại Ca-ra-va-giơ lại tôn thờ tự nhiên. Ông không hề ưa thích các khuôn mẫu cổ điển Phục hưng, cũng như không thích cái đẹp lí tưởng, mẫu mực. Ông theo đuôi cái đẹp duy thực (Naturalisme). Cùng với Ca-ra-va-giơ thể loại tanh tĩnh vật ra đời. Ca-ra-va-giơ đã làm một cuộc cách mạng cả về đề tài lẫn kĩ thuật. Về kĩ thuật chủ yếu là đổi mới về cách diễn tả ánh sáng, hay còn gọi là khuynh hướng "Luminisme" (trong diễn tả ánh sáng). Lối vẽ ánh sáng Ba-rốc của Ca-ra-va-giơ đã gây ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật châu Âu từ thế kĩ XVII đến các thế kỉ sau.
Có nhiều nghệ sĩ đã học theo lối diễn tả ánh sáng này, đồng thời phát triển lên mức cao hơn như trong tranh của hoạ sĩ Răm-brăng, Hà Lan. Ta hãy xem tranh Người đánh đàn luýt hay sự hoài nghi của Tô Mat của Ca-ra-va-giơ sẽ thấy rõ đặc điểm của Ba-rốc, khởi sự từ Ý. Trung tâm lớn thứ hai của nghệ thuật Ba-rốc là xứ Phờ-lăng-đrơ (Flandre) ở Bắc Âu. Xứ Phờ-lăng-đrơ trước thế kỉ XVII gồm các vùng đát ngày nay là Bỉ, Hà Lan và một phần của nươc Pháp.
Người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của xứ Phờ-lăng-đrơ là Pi-e Pôn Ru-ben-xơ (Pierre Paul Rubens 1577-1640). Ông được sinh ra ở Đức. Sau khi cha ông mất, mẹ ông đã đưa gia đình trở về An-ve (Anvers) nơi quê hương yêu dấu. Ru-ben-xơ chủ yếu sống và làm việc ở đây. Năm 1598 Ru-ben-xơ được công nhận là hoạ sĩ An-ve. Sau đó năm 1600 ông sang Ý.
Một trung tâm khác của nghệ thuật Ba-rốc là Tây Ban Nha. ở đây cũng chịu ảnh hưởng lối vẽ của Ca-ra-va-giơ. Một trong những người đầu tiên của hội hoạ Ba-rốc Tây an Nha là Giô-xê đờ Ri-bê-ra (José deRibera 1591- 1652) và Vê-lat-skê (Vélasquez 1599-1660). Ta có thể kể đến các tranh như Các thị nữ; Trao chìa khoá thánh Brê-đa; Thần vệ nữ soi gương, hay Lò rèn của Vin-canh (Vulcain). Nghệ thuật Baroc ở xứ Hà Lan có một tên tuổi của Rem-brăng Hác-men Van-ryn (Rembrant Harmensz- Vảnyn 1606-1669). Tác phẩm Tuần đêm của Rem-brăng là một kiệt tác.
Từ “cổ điển” trong hội hoạ còn chỉ mức độ phát triển, định hình đạt tới một đỉnh cao của một thời kì, một dòng nghệ thuật...Ví dụ thế kỉ XVI được gọi là thế kỉ cổ điển Phục hưng. Nghệ thuật cổ điển Châu Âu ra đời vào thế kỉ XVII. Cũng có thể nói rằng từ sau 1640 khi Pút-sanh một hoạ sĩ Pháp từ ý trở về, nghệ thuật cổ diển Pháp mới thực sự bừng sáng.
Màu sắc bị đặt xống hàng thứ hai, để màu sắc đừng làm rối bố cục, giảm sự trong sáng, lành mạnh của tranh. Tư tưởng hoài cổ là linh hồn trong tranh. Người tiêu biểu cho nghệ thuật cổ điển Pháp thế kỉ XVII là Ni-cô-la Pút-sanh (Nicolas Poussin 1594- 1665), một hoạ sĩ Pháp có tâm hồn hoài cổ và coi Rô- ma là mảnh đát llí tưởng cho nghệ thuật của mình. Tác phẩm những người chăn cừu ở xứ Ac-ca-đi vẽ năm 1638, 1640 đã bộc lộ rõ điều
Suốt cả thế kỉ XVIII, XIX Pháp trở thành trung tâm của nhiều mặt: xã hội, chính trị, văn hoá nghệ thuật. Nhiều xu hướng liên tiếp thay đổi nhau. Nhưng tất cả đểu xoay quanh chủ đề lịch sử, tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển. Đến giữa thế kỉ XIX, có một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức triển lãm với tiêu đề: “chủ nghĩa hiện thực của Gút-sta-vơ Cuốc-bê” (La Réalesme- Gustave Courbe 1819-1877) năm 1855 tại Pa –ri. Cuốc-bê chính kà người đại diện cho nghệ thuật hiẹn thực. Hiện thực không chỉ tiêu biểu ở nội dung mà còn biểu hiện ở kĩ thuật. ánh sáng trong tranh dường như thực hơn, rực rỡ hơn như ở tranh Chào ông Cuốc- bê.
Vào những năm 1860, các hoạ sĩ như: Mô-Nê, Ma-nê, Rơ-noa, Pít-xa-rô, Sít-xlây thường vẽ phong cảnh ở ngoại ô Pa ri và bờ sông Xen xinh đẹp. Họ muốn đưa hội hoạ trở lại với thiên nhiên, từ bỏ thói quen của những người đi trước, họ vẽ phóng khoáng linh hoạt, diễn tả sự huyền ảo của ánh sáng, của không khí. Năm 1862 hoạ sĩ Ma-nê vẽ tranh “ Bữa ăn trưa trên thảm cỏ” và dự triển lãm năm 1863. Bức tranh đã gây một chấn động, họ tổ chức triển lãm những tranh bị loại, sự công kích tập trung vào Ma-nê, biến ông là lá cờ tập trung các hoạ sĩ trẻ. Về bức tranh này ông bị phê phán là đã “xúc phạm thuần phong mỹ tục của Pa-ri, đó là lối sống buông thả, đàng điếm của thanh niên Pa-ri ”. Trong trển lãm từ ngày 15/4 - 15/5/1874 tại nhà nhiếp ảnh Na-Đa ( Pa-ri )
Tác phẩm tiêu biểu nghệ thuật Ấn tượng của họ làm công chúng ngạc nhiên, các nhà phê bình sửng sốt vì cách vẽ của họ không giống lối vẽ cũ. Họ bàn tán sôi nổi về tác phẩm ấn tượng Rạng đông” của họa sĩ Mô-Nê, nhà báo Lơ noa xem tranh và gọi họ là họa sĩ ấn tượng. Từ ấn tượng nhạo báng đó sau này trở thành tên của một trường phái, một chủ nghĩa lớn trên tư thế đàng hoàng.
Từ năm 1874 họ đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm và được nhiều người hoan nghênh, uy tín của hoạ sĩ ấn tượng vượt ra khỏi nước Pháp, họ cho rằng màu sắc thiên nhiên luôn luôn thay đổi và phụ thuộc vào ánh sáng vào khí quyển. Sau 1886 hoạt động của hội hoạ ấn tượng coi như chấm dứt, trong 12 năm họ tổ chức được 8 cuộc triển lãm. Một số hoạ sĩ đã đi tìm tòi, phát minh lối vẽ mới.
Từ Hậu ấn tượng được đặt ra do một nhà phê bình người Anh tên là RPhơ rai để chỉ ra một số hoạ sĩ mỹ thuật Châu Âu phần lớn là người Pháp – xuất hiện sau phong trào Tân ấn tượng, nhưng có những quan điểm hội hoạ dường như biệt lập vì họ muốn vượt qua giới hạn cũ của Tân ấn tượng, tìm ra con đường đi khác. Trong số khá đông các hoạ sĩ sau này nổi lên mấy tên tuổi cống hiến quan trọng mà giới nghiên cứu gọi là hoạ sĩ hậu ấn tượng, đi đầu là Pôn Xê Dan, Pôn Gô ganh, Vang Xăng Van Gốc.
Ông là người đầu tiên trong số các hoạ sĩ ấn tượng cảm nhận được mối quan hệ giữa hình thể và cấu trúc hội hoạ. Năm 1880 ông quyết định từ giã Pari và bạn bè trở về thành phố quê hương sống và sáng tác, ông quan tâm tìm tòi cấu trúc hình thể của sự vật. Ông tuyên bố:” Tôi sẽ làm cho tranh ấn tượng trở nên vững chắc lâu bền như nghệ thuật của các viện bảo tàng”. Ông quan tâm nhiều đến màu sắc và hình khối, ông qui không gian về những khối cầu, khối trụ, khối chóp hoặc thể hiện, diễn đạt khái niệm đó bằng lối khác.
Chính cách đặt vấn đề của ông đã góp phần không nhỏ vào cảm thức “ Lập Thể ”. Có thể gọi ông là “cha đẻ của nền hội hoạ hiện đại”, ông thiên về phong cảnh và tĩnh vật như:
Ông là một diện mạo đặc biệt, nghệ thuật của ông khác hẳn với Xê Dan. Cả cuộc đời ông là sự đam mê cuộc sống đời thường, là tình yêu mãnh liệt hướng về con người lao động, về những kiếp sống cùng cực. Ông là hoạ sĩ Hà Lan năm 1886 sang Pháp, sống đến cuối đời. Sáng tác của ông được chia làm 2 giai đoạn:
“Chân dung tự hoạ” được vẽ cùng năm trong bệnh viện tâm thần, diễn tả tinh thần phẩm cách và những giày vò khủng khiếp trong tâm trạng ông.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông như:
Là bạn với Van Gốc, ông không có cái mặc cảm, đau buồn và bế tắc như Van Gốc. Cuộc đời và nghệ thuật của ông là một trang kỳ lạ trong lịch sử nghệ thuật Châu Âu. ở tuổi 40 ông mới chính thức ra mắt tác phẩm đầu tiên của mình, trước đó ông làm nghề thuỷ thủ và nhân viên ngân hàng, sóng gió biển cả, báo táp kinh tế thị trường đã đào luyện ông đến với nghệ thuật, ông cho rằng nghệ thuật ấn tượng không chỉ dừng lại ở mặt hình thức, theo ông là phải khám phá bí ẩn chiều sâu tâm hồn con người. Ông muốn trở về với lối sống cổ sơ và sức mạnh của cảm xúc.
Chính vì vậy ông đã rời bỏ Pari tới đảo Tahiti sống, sáng tác và chết ở đó trong nghèo túng. Tranh của ông ảnh hưởng tranh khắc gỗ Nhật Bản, đó là sử dụng mảng màu phẳng ít vờn khối, bóng. Giữa các mảng màu giới hạn bởi các nét to, mang tính trang trí. Ông để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đẹp trong đó tác phẩm nổi tiếng là: “ Chúng ta từ đau tới? chúng ta là ai? chúng ta đi đâu? ” sáng tác 1897 bằng chất liệu sơn dầu.
Họa sĩ Correggio là người tiên phong của trường phái Parma của thời kỳ Phục Hưng Ý, nổi tiếng với những tác phẩm nổi bật nhất của thế kỷ 16. Ông là một bậc thầy của kỹ thuật chiaroscuro.
Nền nghệ thuật mỹ thuật Trung Quốcổi bật là các công trình kiến trúc có quy mô lớn và được trang trí rất công phu như kiến trúc cung đình, tôn giáo và lăng mộ: Cố cung, Thiên An Môn,...
Chúa Jesus bị phản bội như thế nào? Nhưng sự thật có đúng là như vậy? Có đúng là Judas đã phản Chúa Jesus? Có đúng ông ấy là một người đáng bị nguyền rủa?Sự thật về kẻ phản bội chúa Giêsu?
Chất cảm trong tranh là hiệu ứng rung cảm mang lại cho người xem, thông qua hình thức nào đấy của ngôn ngữ hội hoạ tạo ra. Ví như sự rung động khi xem tranh Chu Phảng thời nhà Đường
TK XVI được mệnh danh là tk cổ điển của nghệ thuật Phục Hưng. Florence đã nhường chỗ cho thành Roma với 3 tác giả nổi tiếng của nghệ thuật Phục Hưng như: Leonardo, Michelangelo, Raphael.
Đến giữa TK XIX một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức triển lãm với tiêu đề: “chủ nghĩa hiện thực của Gustave Courrbet tại Pari, ông chính là người đại diện cho trường phái nghệ thuật hiện thực.