Chữ là sản phẩm của lao động – là 1 hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ của loài người. Chữ xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm, nó là những kí hiệu được hoàn thiện từ những kí hiệu đơn giản, mang tính chất qui ước.
Khoảng thế kỉ thứ IV trước công nguyên người Ai Cập đã có công sáng tạo ra chữ tượng hình (người Xu Me – I Rắc ngày nay) tìm cách chuyển những ý nghĩ, đơn giản hoá - mỗi hình thành một từ.
Chữ La tinh du nhập vào Việt Nam có 23 ký tự và không có dấu: a,b,c,d,e,g,h,i,k,l,m,n,o,p,q,r,s,t,u,v,x,y,z. Để phù hợp với đặc điểm khí hâu, ngôn ngữ phát âm giọng nói và ngữ nghĩa của người Việt Nam, chúng ta đã thêm các thanh (dấu) và bổ sung một số ký tự khác như: dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng, dấu ô, dấu ơ… thêm ký tự như: chữ Đ. Cho đến nay chữ quốc ngữ có các chữ cái sau: a b c d d e g h i k l m n o p q r s t u v x y ơ ê â . Hiện nay Chữ trang trí trong đời sống được ứng dụng rộng rãi.
Chữ mĩ thuật bao gồm 2 loại: Kiểu chữ nét đều không chân, Chữ nét thanh nét đậm, có chân hoặc không có chân
Chữ được cấu trúc trên cơ sở lấy một ô vuông làm chuẩn, chia ô làm nhiều phần bằng nhau (2,3,4,5) hoặc to, nhỏ hơn tùy theo nét chữ, dựa vào đó mà dùng Compa, thước kẻ để tạo dáng chữ.
Kiểu chữ nét đều
Các tỷ lệ nét chuẩn ứng với các ô vuông:
Cấu trúc của chữ mĩ thuật nét đều là: dáng chữ chân phương, chắc khỏe, cân đối, hiện đại mang tính công nghiệp.
Cấu trúc kiểu chữ Romain: Chữ Romain ra đời khoảng cuối thế kỷ thứ VI trước công nguyên mang dáng chữ thanh nhã của thời kỳ La mã. Nhưng mãi đến thời kỳ văn hóa phục hưng( TK XV – XVII) chữ Romain mới đạt tới sự hoàn mỹ. Cấu trúc theo kiểu chữ Romain được xếp hàng đầu là của Họa sĩ Lê ô na Đơ - Vin – Xi. Chữ có đặc điểm là chân nhọn, chỉ dùng Compa và thước kẻ để tạo dựng nét chữ (không dùng tay). Cấu trúc: Dựng một ô vuông chuẩn, chia mỗi cạnh ô vuông thành 10 phần bằng nhau, kẻ thành 100 ô vuông nhỏ. Dáng chữ có một nét to, một nét nhỏ và bề rộng của nét chữ đợc quy định nh¬ sau:
Về cấu trúc chữ nét thanh là nét hất lên, nét đậm là nét kéo xuống. Kiểu chữ cơ bản (chữ Ai cập) có rộng nét đậm = 2 lần nét thanh; rộng nét đậm = cao chữ. Chữ có thể có chân vuông hoặc chân nhọn. Nếu chân vuông, rộng của chân = rộng nét thanh. Các chia nhóm chữ tương tự cách chia nhóm của kiểu chữ đều không chân.
Chữ nét thanh nét đậm
Cách bố cục chữ mĩ thuật ta cần lưu ý 2 vấn đề sau:
Ghép chữ thành từ (tiếng): Thông thường khoảng cách giữa các chữ = chiều rộng nét (nét đậm); Khoảng cách các chữ và dấu = rộng nét. Để sắp xếp các chữ có bố cục hợp lý cần tạo ra khoảng diện tích chỗ trống giữa các chữ phải tương đương, vì vậy khoảng cách các chữ II>I; IC >II;
Ghép tiếng thành dòng chữ: Thông thường khoảng cách giữa các tiếng = cao chữ = khoảng cách đầu, cuối. Muốn kẻ 1 dòng chữ phải tiến hành theo các buớc.
Trong sáng tạo các pha nô áp phích, hoặc tạo sẳn phẩm nhãn mác,lô gô cho các thương hiệu người ta có thể sử dụng sự biến điệu của chữ nhằm làm rõ mục tiêu chủ đề ý nghĩa của nó
Một trong những ứng dụng của chữ mĩ thuật trong trang trí đó là kẻ khẩu hiệu và gấp cắt chữ.
Biết xắp đặt nhiều chữ trong trong một nội dung, một bố cục nhất định với hình thức trình bầy độc đáo, biểu hiện cách nhìn có thẩm mỹ
Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, xuất phát từ nhu cầu làm đẹp cho bản thân, cho xã hội là điều kiện cho nghệ thuật trang trí ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Nghệ thuật trang trí là sự sắp xếp hình mảng, màu sắc, đường nét theo những qui luật nhất định, sáng tạo, để làm đẹp hình thức cho vật thể tô điểm cho hình thức của vật thể thêm đẹp.
Màu sắc là một thuộc tính về hình thức của sự vật, dưới tác động của ánh sáng mặt trời mọi sự vật đều hiện ra với màu sắc riêng biệt. Trong tranh màu sắc là bộ phận rất quan trọng