Có nhiều học sinh không có điều kiện học ôn hoặc lựa chọn khối H, khối V quá muộn nên khi tham gia các lớp luyện thi cấp tốc thường lướt qua các bài nghiên cứu khối cơ bản và hình họa ngũ quan, điều này dẫn đến bài vẽ thường kém đi cái thần thái của chân dung. Để đảm bảo kiến thức và kỹ năng vẽ hình họa đòi hỏi người học phải có một thời gian nhất định để nghiên cứu vẽ từ cơ bản đến nâng cao.
Các bài vẽ ngũ quan được đúc kết kinh nghiệm và kỹ năng vẽ các khối cơ bản để vận dụng vào vẽ ngũ quan được tốt nhất. Khi xem một bức vẽ chân dung thì phần ngũ quan lôi cuốn sự thu hút của ta nhất, ví như ánh mắt và nụ cười của bức chân dung Mona lisa đã cuốn hút biết bao là các nhà nghiên cứu, nhà phê bình và công chúng yêu nghệ thuật trong 500 năm nay, danh họa Leonardo da Vinci đã thổi cho nhân vật trong tác phẩm cái hồn của con người bao dung độ lượng…
Hình họa ngũ quan
Trước khi thực hiện vẽ tượng chân dung chúng ta cần nghiên cứu kỹ về ngũ quan, nếu nắm chắc về cấu trúc, phương pháp vẽ hình họa ngũ quan và xử lý các kỹ thuật nhấn nhá đậm nhạt tốt sẽ là điều kiện tốt nhất để bạn vẽ chân dung cho thần thái (đẹp).
Phương pháp vẽ hình họa ngũ quan bao gồm bước xác định phần khối miệng như nhân trung, miệng và cằm. Để nghiên cứu tốt ta thường phải vẽ 3 góc độ của khối miệng: góc nghiêng; góc nghiêng 2/3 và cuối cùng là vẽ chính diện, bởi khi nghiên cứu tượng chân dung ta cũng phải vẽ ít nhất 3 góc trên một tượng cơ bản để hiểu rõ đặc điểm hình dáng, khối của hình vẽ đó. Cách vẽ được thực hiện như sau:
Xác định tỷ lệ chiều ngang của miệng và nhân trung. Căn cứ vào vị trí xác định tỷ lệ các bộ của khối miệng ta phác hình dáng chung cuả miệng (môi trên và môi dưới), tiếp tục phác nhân trung, cằm bằng nét phác cơ bản cho gần giống với mẫu. Quan sát bài vẽ phác để điều chỉnh tỷ lệ, hình dáng chung. Lưu ý: Dùng chì 2,3B hoặc 4 B để phác hình phù hợp độ đậm của nét phác là phụ thuộc vào độ ganh của giấy vẽ và thời tiết khô hay ẩm, nếu chì nhạt quá nét vẽ sẽ dễ khô cứng, nếu chì đậm quá dễ bị thô nét hoặc bết chì. Khi phác hình không cầm bút quá chặt hoặc quá gần đầu bút, cầm bút sao cho các ngón tay cầm bút và cổ tay xoay chuyển để tạo nét phác hoạt, có đậm nhạt của nét phác.
Quan sát mẫu vẽ và dựa vào các nét phác hình ở bước 1 ta vẽ các nét cong, nét thẳng cho giống mẫu. Vừa vẽ hình vừa phân diện mảng đậm nhạt trên khối miệng sẽ dễ so sánh nhận ra điểm chưa hợp lý của hình mảng. Các nét vẽ chi tiết có thể trùng hoặc không trùng với nét phác ở bước 1.
Quan sát bài vẽ và mẫu để chỉnh sửa khối cho bài vẽ, dùng tẩy vuốt các phần sáng phản quang, bật các độ sáng mạnh để tạo cho bài vẽ tinh tế hấp dẫn.
2. CÁCH TIẾN HÀNH VẼ KHỐI MŨI
Bước thứ hai trong cách vẽ hình họa ngũ quan là khối mũi gồm phần lông mày cùng với hố mắt, nhân trung, gò má và trọng tâm là mũi. Cũng như khối miệng khi nghiên cứu vẽ khối mũi ta cần nghiên cứu 3 hướng: nghiêng, 2/3 và chính diện để có kỹ năng vẽ được các góc độ khác nhau phù hợp với vẽ tượng chân dung ở các buổi học tới. Các bước vẽ khối mũi thực hiện như sau:
Quan sát mẫu vẽ và dựa vào các nét phác hình ở bước 1 ta vẽ các nét cong, nét thẳng cho giống mẫu. Vừa vẽ hình vừa phân diện mảng đậm nhạt trên khối mũi sẽ dễ so sánh nhận ra điểm chưa hợp lý của hình mảng. Các nét vẽ chi tiết có thể trùng hoặc không trùng với nét phác ở bước 1.
Quan sát bài vẽ và mẫu để chỉnh sửa khối cho bài vẽ, dùng tẩy vuốt các phần sáng phản quang, bật các độ sáng mạnh để tạo cho bài vẽ hấp dẫn.
Lưu ý: Quá trình vẽ đậm nhạt phải vẽ cùng lúc cả tương quan nền để tạo không gian cho bài vẽ và tách giữa nền và bài vẽ. Quan sát bài vẽ với mẫu vẽ để điều tiết độ hài hòa đậm nhạt tổng thể bài vẽ, tránh tập trung vào vẽ một phần nào đó mà không có sự so sánh để dừng đúng tương quan độ đậm sẽ làm mất đi sự hài hòa tổng thể. Quá trình vẽ hình cũng như đậm nhạt luôn luôn đặt bài ra xa để quan sát so sánh nhận biết đúng sai để chỉnh sửa.
Khối mắt là bộ phận ngũ quan tạo sức hút mạnh nhất, mắt và miệng là điểm nhấn tạo thần thái mạnh nhất trong chân dung, vì vậy khi nghiên cứu vẽ tượng chân dung thì hình đôi mắt chiếm một số thời gian phân tích nhiều hơn các ngũ quan còn lại. Khối mắt gồm phần lông mày, mộ phần của khối má và trọng tâm là hình mắt .
Cũng như các khối ngũ quan trên, khi cứu vẽ khối mắt ta cần nghiên cứu 3 hướng: nghiêng, 2/3 và chính diện. Các bước vẽ khối mắt thực hiện như sau:
Quan sát (đo) tổng chiều rộng và tổng chiều cao của khối mắt, so sánh tỷ lệ chiều rộng và chiều cao đo được để phác khung hình chung là hình chữ nhật ngang hay dọc là do hướng vẽ, khung hình chung phác cân đối vào tờ giấy vẽ.
Xác định tỷ lệ các phần của khối mắt như:
Lưu ý: Dùng sử dụng bút chì phác hình phụ thuộc vào độ bắt chì của giấy. Khi phác hình cần cầm bút phác tạo sự linh hoạt của nét vẽ.
Quan sát mẫu vẽ và dựa vào các nét phác hình ở bước 1 ta vẽ các nét cong, nét thẳng cho giống mẫu. Vừa vẽ hình vừa phân diện mảng đậm nhạt trên khối mắt, chỉnh sửa hình cho giống mẫu. Các nét vẽ chi tiết có thể trùng hoặc không trùng với nét phác ở bước 1.
Quan sát bài vẽ và mẫu để chỉnh sửa khối cho bài vẽ, nhấn nhá các độ đậm cần thiết và dùng tẩy vuốt các phần sáng phản quang, bật các độ sáng mạnh để tạo cho bài vẽ tinh tế hấp dẫn.
Lưu ý: Quá trình vẽ đậm nhạt phải vẽ cùng lúc cả tương quan nền để tạo không gian cho bài vẽ và tách giữa nền và bài vẽ. Quan sát bài vẽ với mẫu vẽ để điều tiết độ hài hòa đậm nhạt tổng thể bài vẽ, tránh tập trung vào vẽ một phần nào đó mà không có sự so sánh để dừng đúng tương quan độ đậm sẽ làm mất đi sự hài hòa tổng thể. Quá trình vẽ hình cũng như đậm nhạt luôn luôn đặt bài ra xa để quan sát so sánh nhận biết đúng sai để chỉnh sửa.
Tai là ngũ quan nằm ở phần xa hơn so với các ngũ quan như mắt, mũi, miệng, để có một bức chân dung hoàn thiện chung ta cần phải nghiên cứu nghiêm túc. Để vẽ hình họa ngũ quan tốt ta cần nắm rõ bước này. Các bước vẽ khối mắt thực hiện như sau:
Dựa vào hình dáng chung ta tìm hình vành tai ngoài, vành tai trong và phần dái tai cho đúng hình dáng mẫu. Phân diện khối các phần của khối tai và chỉnh sửa hình cho giống mẫu vẽ.
Quan sát bài vẽ và mẫu để chỉnh sửa khối cho bài vẽ, nhấn nhá các độ đậm cần thiết và dùng tẩy vuốt các phần sáng phản quang, bật các độ sáng mạnh để tạo cho bài vẽ tinh tế hấp dẫn.
Lưu ý: Quá trình vẽ đậm nhạt phải vẽ cùng lúc cả tương quan nền để tạo không gian cho bài vẽ và tách giữa nền và bài vẽ. Quan sát bài vẽ với mẫu vẽ để điều tiết độ hài hòa đậm nhạt tổng thể bài vẽ, tránh tập trung vào vẽ một phần nào đó mà không có sự so sánh để dừng đúng tương quan độ đậm sẽ làm mất đi sự hài hòa tổng thể. Quá trình vẽ hình cũng như đậm nhạt luôn luôn đặt bài ra xa để quan sát so sánh nhận biết đúng sai để chỉnh sửa.
Chúc các bạn vẽ tốt các hướng của ngũ quan!
Vẽ tượng chân dung là chương trình luyện thi khối V các trường Đại học kiến trúc Hà Nội, kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh; luyện thi khối H trường Đại học Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.
Các bước vẽ tranh chân dung đẹp không đòi hỏi người vẽ các kĩ thuật quá cao, tuy nhiên với những người mới bắt đầu thì cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
Để vẽ hình họa người một cách thuận lợi chúng ta cần nghiên cứu toàn diện sự khác nhau về tỷ lệ chiều cao, chiều ngang cũng như một số bộ phận cơ thể người.
Khi tiến hành vẽ một bài vẽ chân dung ta cần chuẩn bị đồ dùng vẽ cho đầy đủ ( công cụ lao động quyết định năng xút và chất lượng sản phẩm). Chọn góc vẽ...